Case Studies Google - P. Huyen [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

Tình huống nghiên cứu: Google ở Trung Quốc Tóm tắt: Nền kinh tế Trung Quốc phát triển liên tục trong 30 năm qua với một tốc độ đáng kinh ngạc, biến nó trở thành một trong những miền đất hứa cho nhiều nhà đầu tư là các công ty đa quốc gia. Cùng với nó, nhu cầu về internet và các thiết bị công nghệ thông tin ngày một tăng lên đối với người dân Trung Quốc. Google được biết đến như một công ty dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp công cụ tìm kiếm đã tiến quân vào Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21 với mục tiêu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao của mình. Tuy nhiên thay vì thành công, Google lại đối mặt với một loạt vấn đề trên thị trường mới này. Mặc dù Google nhanh chóng trở thành công cụ tìm kiếm hàng đầu tại thị trường Trung Quốc, nhưng sau đó vài năm nó bắt đầu mất dần thị trường. Ở Trung Quốc, nội dung internet bị kiểm duyệt khắt khe bởi Chính phủ, người tìm kiếm sử dụng công cụ Google trải nghiệm tốc độ chậm quá mức. Đến năm 2005, một công ty Trung Quốc cung cấp công cụ tìm kiếm Baidu dẫn đầu trong số các công ty cùng lĩnh vực này ở Trung Quốc. Để cạnh tranh với Baidu, Google quyết định khởi động một trang web tiếng Trung– www.google.cn và đồng ý để cho Chính phủ kiểm duyệt nội dung của nó. Tại sao Google lại không thể duy trì sự thị phần của nó trên thị trường người dùng internet ở Trung Quốc mặc dù họ đã có rất nhiều kinh nghiệm thành công ở nhiều quốc gia khác. Làm thế nào Google có thể thực hiện các nguyên tắc dân chủ tự do ngôn luận, trong khi hoạt động ở Trung Quốc?... Một số vấn đề Google phải đối mặt khi tiến quân vào thị trường Trung Quốc là: những lời chỉ trích từ chính phủ Mỹ và các công dân của mình, dịch vụ kém cho người dùng Trung Quốc, và mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh. Hiểu những vấn đề Google phải đối mặt và tại sao nó xảy ra là rất quan trọng trong việc hình thành các giải pháp có thể để những vấn đề. Tình huống nghiên cứu này nhằm chỉ rõ tác động của môi trường marketing đến hoạt động của doanh nghiệp, những phản ứng/ giải pháp phù hợp mà doanh nghiệp cần tiến hành khi đối mặt với những khó khăn từ môi trường kinh doanh quốc tế. 1. Giới thiệu công ty: Hai nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin gặp nhau tại trường đại học Stanford năm 1995. Đến năm 1996, họ xây dựng một công cụ tìm kiếm (ban đầu có tên BackRub) sử dụng liên kết để xác định tầm quan trọng của các trang web riêng lẻ.

Case study prepared by Phan Thi Thanh Huyen Học viện Chính sách và Phát triển – Khoa Kinh tế Đối ngoại

Page 1

Larry và Sergey đã đặt tên công cụ tìm kiếm mà họ tạo ra là “Google”, cách chơi chữ của từ “googol”, thuật ngữ toán học có nghĩa là số 1 theo sau bởi 100 số 0. Google Inc. được sáng lập năm 1998, khi người đồng sáng lập của hãng Sun, Andy Bechtolsheim viết một tờ séc trị giá 100.000 đô la cho công ty—mà cho đến thời điểm đó chưa hề tồn tại. “Hình vẽ tượng trưng Google” đầu tiên năm 1998 nhằm mục đích cho khách truy cập trang chủ biết rằng người giám sát Google hiện ngoại tuyến tại lễ hội Burning Man (Người cháy) ở Nevada. Hiện có một nhóm “người vẽ hình tượng trưng” và Google đã đăng hơn 2.000 hình vẽ tượng trưng khác nhau trên các trang chủ toàn cầu. Năm 2000, Google đã giới thiệu AdWords, một chương trình tự phục vụ nhằm tạo các chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Ngày nay, giải pháp quảng cáo của Google, bao gồm quảng cáo hiển thị, quảng cáo trên điện thoại di động và quảng cáo video cũng như quảng cáo văn bản thuần túy mà Google đã giới thiệu hơn một thập kỷ trước, giúp hàng nghìn doanh nghiệp phát triển và thành công. Gmail: Vào ngày Cá tháng tư năm 2004, Google ra mắt Gmail. Phương pháp tiếp cận email của Google bao gồm các tính năng như tìm kiếm nhanh, dung lượng lớn và chuỗi thư. Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu với 19.605.052 cổ phiếu thường Loại A diễn ra tại Phố Wall vào ngày 18 tháng 8 năm 2004 Google đã mua lại công ty lập bản đồ kỹ thuật số Keyhole năm 2004 và cho ra mắt Google Maps và Google Earth năm 2005. Ngày nay, Maps cũng hiển thị giao thông trực tiếp, chỉ đường chuyển tuyến và hình ảnh cấp độ phố và Earth cho phép bạn khám phá đại dương và mặt trăng. Năm 2006, Google đã mua lại trang web chia sẻ video trực tuyến YouTube. Ngày nay, 60 giờ video được tải lên trang web mỗi phút. Trong số những tin đồn về “Gphone”, Google công bố Android—nền tảng mở cho thiết bị di động—và Open Handset Alliance, năm 2007. Tin tức về Google Chrome lan ra một ngày trước lịch trình khi truyện tranh giới thiệu trình duyệt nguồn mở mới của Google được phát hành => Google phát hànhsớm hơn kế hoạch, cụ thể Google chính thức phát hành Chrome vào ngày 2 tháng 9 năm 2008. Larry Page, Giám đốc điều hành ban đầu của Google cho đến năm 2001, nhận lại chức vị này vào tháng 4 năm 2011. Eric Schmidt, hiện là chủ tịch điều hành của Google, đã đảm nhiệm vai trò này trong 10 năm. Case study prepared by Phan Thi Thanh Huyen Học viện Chính sách và Phát triển – Khoa Kinh tế Đối ngoại

Page 2

Vào tháng 6 năm 2011, Google đã ra mắt dự án Google+, nhằm chia sẻ những sắc thái và sự phong phú của cuộc sống thực trên web và giúp cải thiện Google tốt hơn bằng cách đưa vào con người, mối quan hệ và sở thích của họ. Tính đến hết năm 2011, Google có hơn 1 tỷ khách ghé thăm – tăng 8.4% so với năm 2010 ( 931 triệu lượt khách). Năm 2013, doanh thu của Google đạt 59.82 tỷ USD với doanh số hoạt động là 13.9 tỷ USD, lợi nhuận đạt 12.92 tỷ USD, tổng tài sản 110.92 tỷ USD, tổng equity: 87.3 tỷ USD và số lượng nhân viên làm việc lên đến 47.756 người trên khắp thế giới Vision statement – Tuyên bố tầm nhìn Tuyên bố tầm nhìn của Google là "cung cấp quyền truy cập vào thông tin của thế giới trong một cú nhấp chuột" (to provide access to the world’s information in one click) => điều này có thể thấy rõ qua sản phẩm chính của Google là công cụ tìm kiếm. Sản phẩm này cho phép mọi người dễ dàng truy cập thông tin từ khắp nơi trên thế giới. Mission statement – Tuyên bố nhiệm vụ: “To organize the world’s information and make it universally accessible and useful” and unofficial slogan “don’t be evil” Tổ chức/sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho nó có thể truy cập và hữu ích đối với người tìm kiếm => Kể từ khi khởi đầu, công ty đã tập trung vào việc phát triển các thuật toán độc quyền của mình để tối đa hóa hiệu quả tìm kiếm. Google tiếp tục tập trung vào việc đảm bảo rằng mọi người sẽ truy cập được vào các thông tin mà họ cần. Hiện nay sản phẩm Google cung cấp tương đối đa dạng, có những khuyến cáo cho rằng ban lãnh đạo Google nên thay đổi tầm nhìn và sứ mệnh để phù hợp với giai đoạn phát triển mới của công ty 2. Google quyết định tiến vào thị trường Trung Quốc Một trong những quyết định kinh doanh lớn nhất của Google là tiến vào thị trường Trung Quốc năm 2000. Từ góc độ kinh doanh, việc Google phát triển thị trường Trung Quốc dường như là hiển nhiên. Trung Quốc cung cấp cho Google tất cả mọi thứ mà họ có thể mơ đến: một nền kinh tế đang bùng nổ, dân số lớn nhất thế giới, nhu cầu sử dụng internet tăng với tốc độ chóng mặt và sự thích nghi với công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh doanh, các doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức. Làm thế nào mà Google – vốn luôn tuyên bố ủng hộ tự do ngôn luận, lại có thể hoạt động ở Trung Quốc – nơi Chính phủ kiểm duyệt mọi thông tin trên internet. Google làm thế nào để biện minh cho quyết định của mình khi Chính phủ Mỹ và người dân Mỹ phản đối quyết định này. Bởi vì Google không thể trả lời những câu hỏi này trước khi vào thị trường Trung Quốc, nó phải đối mặt với những vấn đề không thể giải quyết được, dẫn đến phải rút lui khỏi Trung Quốc Nền kinh tế Trung Quốc:

Case study prepared by Phan Thi Thanh Huyen Học viện Chính sách và Phát triển – Khoa Kinh tế Đối ngoại

Page 3

Trong 30 năm qua nền kinh tế Trung Quốc luôn tăng trưởng. Trước năm 1978, Trung Quốc đã là một đất nước bị cô lập, tăng trưởng kinh tế chậm chạp và nghèo đói thúc đẩy Trung Quốc thay đổi chiến lược kinh tế của nó. Đặng Tiểu Bình với chính sách cải cách mở cửa đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế rất lớn cho quốc gia thông qua việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài và các công nghệ tiên tiến của họ vào đất nước. Trung Quốc đã từng là một quốc gia khép kín dưới thời Xã hội chủ nghĩa, nhưng tất cả thay đổi sau Chính sách Cải cách và Mở cửa năm 1978 và sự gia nhập của Trung Quốc vào WTO năm 2001. Cả hai sự kiện này góp phần quan trọng như nhau việc biến Trung Quốc thành môi trường đầu tư hấp dẫn đối với nhiều công ty đa quốc gia trên khắp thế giới. Dưới thời Đặng Tiểu Bình, 4 đặc khu kinh tế được xây dựng ở Thâm Quyến, Sán Đầu, Quảng Đông, Phúc Kiến với những điều kiện ưu đãi về thuế cho nhà đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc phát triển. Ban đầu, hầu hết các đầu tư nước ngoài đến từ các công ty Trung Quốc ở Hồng Kông và Đài Loan. Sau đó, nhiều doanh nghiệp phương Tây bắt đầu đầu tư vào Trung Quốc. Các chính sách mở cửa đã chứng tỏ sự đúng đắn. Nền kinh tế của Trung Quốc cho thấy kết quả ấn tượng trong hơn ba thập kỷ - tốc độ tăng trưởng trung bình GDP gần 10%/năm. Từ năm 1990 đến 2000, xuất khẩu hàng hóa tăng 15%/năm, đạt 249 tỷ $., trong khi nhập khẩu hàng hóa cũng tăng 15%/ năm đạt 225.1 tỷ $. Thương mại đóng góp 43.9% GDP. Một làn sóng lớn vốn nước ngoài đổ vào Trung Quốc do chi phí sản xuất thấp và tiềm năng thị trường lớn. Đến năm 2000, Trung Quốc đã trở quốc gia lớn thứ hai trên thế giới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với 41 tỷ $, và hơn 203.208 công ty nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ (J. Agarwal and T. Wu, 2004). Tiếp tục sự thành công của Chính sách Cải cách và Mở cửa, năm 2001 Trung Quốc gia nhập WTO. Điều này làm cho Trung Quốc càng trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong kỷ nguyên thông tin. Sự gia nhập của Trung Quốc vào WTO đồng nghĩa với việc nó sẽ tuân theo các quy tắc, thủ tục, thông lệ của WTO như các quốc gia thành viên khác. Gia nhập WTO cũng đồng nghĩa Trung Quốc sẽ mang hơn 1 tỷ dân của mình vào thị trường toàn cầu. Trung Quốc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường như ngày nay. Cụ thể, khi gia nhập WTO, Trung Quốc đồng ý với các nguyên tắc của hệ thống hành chính thương mại phải có tính thống nhất (áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ hải quan), minh bạch, khả năng tự xem xét… Trung Quốc cũng phải giảm đáng kể thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong những năm tới. Điều này khiến các nhà đầu tư nước ngoài rất hài lòng. Riêng đối với Mỹ, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cho sản phẩm tiêu dung trong những thập kỷ tới. Bằng cách áp dụng việc nhập khẩu nguyên vật liệu chi phí thấp hơn, cùng các bộ phận và thiết bị từ Trung Quốc, các công ty Hoa Kỳ có thể có được lợi thế so sánh trong sản xuất, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Trong thế kỷ 21, Trung Quốc tiếp tục cải cách và mở cửa hơn nữa. Một hệ thống chính sách thương mại phù hợp với thông lệ quốc tế được thiết lập nhằm thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của Case study prepared by Phan Thi Thanh Huyen Học viện Chính sách và Phát triển – Khoa Kinh tế Đối ngoại

Page 4

nền kinh tế quốc gia và thương mại nước ngoài. Giá trị xuất nhập khẩu tăng gấp 4 lần từ 509.7 tỷ $ lên 2.97 nghìn tỷ $, nâng thị phần thương mại toàn cầu của Trung Quốc từ 4% lên 9.7%. Từ năm 2005, xuất khẩu ròng đóng góp vào tăng trường kinh tế Trung Quốc duy trì đều đặn ở mức 20%. Như vậy, Trung Quốc gia nhập WTO tiếp tục hứa hẹn tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai với chính sách mở cửa và tầm nhìn chiến lược " thu hút đầu tư nước ngoài" của Chính phủ. Dân số, internet và thiết bị công nghệ ở Trung Quốc: Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới với dân số 1.3 tỷ người. Không chỉ là người dân ở Trung Quốc lớn, nhưng đó là một thị trường khổng lồ ở Trung Quốc, nơi các doanh nghiệp có thể sản xuất các sản phẩm và dịch vụ với chi phí thấp hơn với chất lượng đầy đủ. Biểu đồ 1: Dân số Trung Quốc: lịch sử và dự báo

Nguồn: www.quorumlogic.com 2012. Lý do thứ hai tại sao Trung Quốc đã thu hút rất nhiều công ty nước ngoài, như Google, là bởi thị trường tiêu dùng của Trung Quốc đã được phát triển, do đó nhu cầu và việc sử dụng các sản phẩm công nghệ đang bùng nổ. Ngày càng nhiều người Trung Quốc trở nên giàu có, các phương tiện máy tính và dịch vụ Internet được mua sắm và sử dụng ngày càng nhiều. Xu hướng tăng của việc sử dụng Internet ở Trung Quốc song song với xu hướng đi lên trong nền kinh tế của quốc gia này. Trung Quốc đã trở thành thị trường tiềm năng cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các công ty công nghệ cao như Google.

Case study prepared by Phan Thi Thanh Huyen Học viện Chính sách và Phát triển – Khoa Kinh tế Đối ngoại

Page 5

Hình 1: Người dùng Internet ở Trung Quốc

Source: Photo courtesy of www.digitaltrends.com 2011.

Đó không phải là ngẫu nhiên khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển lại kéo theo sự gia tăng con số những người dùng internet ở Trung Quốc. Chúng ta đều biết số lượng máy tính cá nhân và khả năng tiếp cận Internet ở các quốc gia giàu có cao hơn so với ở những quốc gia thuộc thế giới thứ 3. Số lượng này ngày càng tăng ở Trung Quốc – đây cũng là lý do chính hấp dẫn Google đầu tư vào thị trường này. Biểu đồ 2: Xu hướng gia tăng người dùng Internet ở Trung Quốc Năm 2008, 215 triệu người sử dụng web mới đến từ Trung Quốc, chiếm một phần ba tổng số cá nhân sử dụng web. Tỷ lệ tăng trưởng ở ba con số đối với dịch vụ 3G - Thế hệ thứ 3 của công nghệ di động, nghĩa là người dùng internet ở Trung Quốc truy cập web trên điện thoại di động và máy tính xách tay thông qua wifi (Terrence O'Brien, 2012) Năm 2012,có 538 triệu người dùng Internet ở Trung Quốc (~ 41.3% dân số) (CNNIC, 2013), con số này tăng lên 718 triệu trong năm 2013 (52.7%) (Qiang Xiaoji, 2013). Source: Table from www.wikiinvest.com 2013.

Case study prepared by Phan Thi Thanh Huyen Học viện Chính sách và Phát triển – Khoa Kinh tế Đối ngoại

Page 6

Bảng 1: 1 tỷ thuê bao di động

Source: Table courtesy of www.engadget.com 2012.

Thực tế rằng, việc số lượng người dùng Internet Trung Quốc đang tăng lên và mới chỉ chiếm một nửa tổng dân số quốc gia này là lý do chính Google muốn vào Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc trong hơn 30 năm qua có tốc độ tăng trưởng gần 10%. Cho dù Trung Quốc có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng này hay không trong tương lai, thì hiện tại đây vẫn là thị trường tiềm năng nhất. Kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc đối với người dùng Internet Một vấn đề Google sẽ phải trải qua ở Trung Quốc sự kiểm duyệt của Chính phủ đối với nội dung trang web, Những gì được coi là chấp nhận được và không chấp nhận được trong nội dung ở Trung Quốc không được ghi rõ ràng. Chính phủ Trung Quốc kiểm duyệt người dân của họ trong hai cách: nội bộ và bên ngoài. Đối với những người sống bên trong lãnh thổ Trung Quốc, họ được khuyến khích để không xem hoặc trưng cầu bất kỳ tài liệu trên web mà không phải là thuận lợi cho chính phủ Trung Quốc. Hình phạt khắc nghiệt được trao cho những người vi phạm quy định kiểm duyệt ở Trung Quốc khi sử dụng tin nhắn gửi các nội dung bị cấm cho người khác. Để thực thi việc kiểm duyệt, Chính phủ Trung

Case study prepared by Phan Thi Thanh Huyen Học viện Chính sách và Phát triển – Khoa Kinh tế Đối ngoại

Page 7

Quốc có 50.000 màn hình web được sử dụng bởi các tình nguyện viên. Theo BBC, 50.000 cơ quan khác nhau của Trung Quốc không làm gì, ngoài kiểm tra thông tin trên Internet (Becky Hogge. 2005).

Đối với những trang web có nội dung không được cho phép, Chính phủ Trung Quốc sử dụng mạng lưới kiểm duyệt được biết đến dưới cái tên “The Great Firewall of China”. Hệ thống kiểm duyệt khổng lồ này được xây dựng với mạng fiber quang – công nghệ của một công ty Mỹ (Cisco System). Hệ thống này giúp Trung Quốc kiểm soát nguồn thông tin từ khắp nơi trên thế giới trước khi người dùng Internet có thể truy cập. 3. Cách tiếp cận của Google ở thị trường Trung Quốc Google vào Trung Quốc với sự nhiệt tình và vội vã, điều này đã khiến họ phải đối mặt với những thách thức không lường trước được. Cách thức Google tiếp cận Trung Quốc tương tự như quá trình phát triển phần mềm Agile. Trong Agile, một nguyên mẫu nhanh chóng của phần mềm sản phẩm được thực hiện, sau đó sửa đổi sẽ được thực hiện theo định kỳ. Cách tiếp cận truyền thống này không phù hợp trên thị trường Trug Quốc, bởi khác với các sản phẩm công nghệ, các vấn đề về giá trị nhân bản có thể phát sinh phức tạp hơn trên thị trường mới. Trước khi tiến quân vào Trung Quốc, Google hiểu rõ rằng họ sắp bước chân vào một quốc gia với hoàn cảnh rất khác so với Hoa Kỳ. Tiến sỹ Larry Brilliant, người đứng đầu trang Web Google.org, đã bày tỏ rằng cơ hội ở Trung Quốc là rất lớn, nhưng Trung Quốc cũng là một đối tác kinh doanh “bất thường” với những áp lực bất thường mà Google chưa từng đối mặt. Nhảy vào Trung Quốc là ngảy vào vùng biển nhiều mây, những gì xảy ra tiếp theo sẽ là một loạt thách thức không thể dự đoán ngay cả khi có sự hiểu biết về thị trường Trung Quốc. Như đã biết, trước khi chạy trang Google.cn, Google đã là một người chơi trên thị trường Trung Quốc. Năm 2000, Google chạy một phiên bản tiếng Trung trên trang web Google.com tại Hoa Kỳ. Như bất kỳ người dùng đến từ quốc gia nào khác trên thế giới, người dùng Trung Quốc cũng có thể truy cập và tìm kiếm trên trang Google.com. Không giống như những đối thủ của mình, Google không nóng vội thiết lập một phiên bản Trung Quốc cho công cụ tìm kiếm của họ, bởi như thế trang web của Google sẽ phải chịu sử kiểm duyệt nghiêm ngặt của Chính phủ Trung Quốc, giống như Yahoo! Năm 199 khi nó thành lập Yahoo!China, hay Microsoft năm 2005 thiết lập MSN ở Trung Quốc. Thay vào đó, Google lựa chọn cách phát triển phiên bản tìm kiếm với khả năng hiểu các ký tự ngôn ngữ như tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng Hàn, và chạy hệ điều hành trung tâm tại công ty mẹ ở California. Với nền tảng của phiên bản U.S. – trên cơ sở Google.com, đến năm 2002 công ty đã thành công trong việc kiểm soát 25% thị phần người dùng tìm kiếm thông tin qua mạng ở Trung Quốc và hoàn toàn tránh được sử kiểm duyệt của Chính phủ Trung Quốc. Case study prepared by Phan Thi Thanh Huyen Học viện Chính sách và Phát triển – Khoa Kinh tế Đối ngoại

Page 8

Google đối mặt với bức tường lửa khổng lồ Năm 2002, người dùng chính của Google.com ở Trung Quốc chủ yếu là trí thức, những người Trung Quốc thân phương Tây, người làm kinh doanh. Tuy nhiên vào mùa thu năm 2002, các vấn đề bắt đầu xảy ra. Đột nhiên, tháng 9/2002, người dùng máy tính ở Trung Quốc không thể truy cập vào Google.com. Chính phủ Trung Quốc đã chặn truy cập vào trang này. Người dùng bắt đầu chuyển hướng đến sử dụng các trang tìm kiếm của công ty trong nước. Mặc dù hai tuần sau, truy cập Google.com được khôi phục nhưng kiểm duyệt của Chính phủ nâng cao làm cho tốc độ rất chậm và thông tin tìm kiếm được không đáng tin cậy. Nhiều ý kiến liên quan đến việc Trung Quốc bất ngờ chọn đóng cửa và sau đó kiểm duyệt nghiêm ngặt nội dung của Google.com. Đồng sang lập của Google – Sergey Brin cũng như nhiều giáo sư công nghệ khác ở Trung Quốc tin rằng đây là kết quả của nỗ lực của đối thủ cạnh tranh – một công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc mà về sau chia sẻ thị phần cùng Google, đã đứng sau vụ này. Một cách giải thích khác, sự đình chỉ hoạt động có thể do bảo mật Internet và sự thay đổi trong bộ máy chính trị của Trung Quốc vào tháng 11 năm 2002. Dù lý do nào đi nữa, Google lúc này chỉ có thể cung cấp cho người dùng Trung Quốc một phiên bản Google.com chậm chạp và không thỏa mãn yêu cầu tìm kiếm của khách hàng. Google giảm thị phần từ 25% năm 2002 xuống còn 19.2% năm 2006. Trong khi đó Baidu.com từ một người chơi chỉ nắm giữ 3% thị phần vươn lên chiếm lĩnh 63.7% thị phần (Fong Mei, 2007). Với sự sụt giảm thị phần ở Trung Quốc, Google buộc phải ra quyết định liệu có nên trả giá cho việc phát triển ở thị trường này bằng việc chịu sự kiểm duyệt của Chính phủ hay không. Để bắt đầu các cuộc thảo luận, Google phải làm rõ cơ hội kinh doanh của mình. Elliot Schrage – Phó Giám đốc Truyền thông toàn cầu, Tiếp thị và Chính sách Xã hội của Google khẳng định: “Bất kể thế nào chúng tôi cũng muốn hoạt động trên thị trường Trung Quốc. Đây là một thị trường lớn với tốc độ tăng trưởng chóng mặt, và là một thị trường vô cùng quan trọng. Các đối thủ chính của chúng tôi đều đã ở đấy. Nó sẽ là không trung thực nếu nói rằng chúng tôi không quan tâm thị trường này, vì rõ ràng là chúng tôi có. Chúng tôi là một công ty với các cổ đông, chúng tôi muốn sự giàu có và phát triển thịnh vượng trong môi trường cạnh tranh toàn thế giới”. Tuy nhiên, khi mở rộng trên thị trường Trung Quốc, Google sẽ phải tự kiểm duyệt nội dung tìm kiếm của mình dưới sự giám sát của Chính phủ Trung Quốc. Đồng sang lập Google Sergey Brin cho rằng “Nó là một loại áp bức. Tôi sẽ không bao giờ thỏa hiệp theo hướng đó”. Để phân tích những lựa chọn tiềm năng, Google đã phát triển một khung phân tích sự trên sứ mệnh (mission) của nó: mục tiêu của Google là khiến cho thông tin trên toàn thế giới được truy cập dễ dàng bởi tất cả mọi người ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Sứ mệnh này được thể hiện ở hai cam kết cơ bản: (1) Công ty chúng tôi đảm bảo đáp ứng lợi ích của người dùng, và thông qua đó xây dựng một công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao; (2) Chính sách của chúng tôi là mở rộng khả năng tiếp cận thộng tin tới bất kỳ ai muốn nó, như vậy sẽ làm cho thế giới của chúng ta tốt đẹp hơn, nhiều thông tin cập nhật hơn và tự do hơn. Case study prepared by Phan Thi Thanh Huyen Học viện Chính sách và Phát triển – Khoa Kinh tế Đối ngoại

Page 9

Một số chính phủ áp đặt những giới hạn làm cho sứ mệnh của Google khó thực hiện được, chẳng hạn như những gì Google đang phải đối mặt tại Trung Quốc. Trong tình huống này, Google phải cân bằng bằng cách đặt thêm cam kết thứ (3) Đáp ứng điều kiện địa phương. Do đó, để hiểu được quyết định của Google, việc xem xét mối quan hệ giữa lợi ích của người dùng, mở rộng khả năng tiếp cận thông tin và điều kiện địa phương độc đáo của Trung Quốc là rất quan trọng. Xét về lợi ích của người dùng, Google luôn tự hào là nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm tốc độ cao. Sau 2002, với sự kiểm duyệt của Chính phủ, tốc độ tìm kiếm trên Google.com của người dùng Trung Quốc không còn như trước nữa, do mỗi lần tìm kiếm thông tin phải đi qua công cụ kiểm duyệt “Great Firewall” của Chính phủ. Như bất kỳ trang web nào bên ngoài Trung Quốc, Google.com mất thời gian để tải kết quả tìm kiếm lên, so với các công cụ tìm kiếm trong nước như Baidu.com hay yahoo!china. Người dùng Trung Quốc phát hiện ra rằng Google.com giảm hơn 10% thời gian, Google News không bao giờ hiển thị, Google Imagines chỉ có sẵn 50% thời gian. Thêm một mối quan ngại về lợi ích của người dùng liên quan đến quyền riêng tư. Đầu năm 2006, khi Google lên kế hoạch khởi động Google.cn, họ phát hiện ra rằng Yahoo!China đã chuyển dữ liệu email cho Chính phủ Trung Quốc, điều này dẫn đến các án tù 10 năm, 8 năm và 4 năm cho Shi các cyberdissidents Tao, Li Zhi, and Jiang Lijun – những người bày tỏ bất đồng chính kiến về tự do dân chủ đối với Chính phủ Trung Quốc. Microsoft cũng đóng của trang của một bloger chính trị nổi tiếng của Zhao Jing theo yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc. Rõ ràng, khi Google vào thị trường Trung Quốc, nó sẽ phải cân nhắc giữa quyền riêng tư của người dùng và sự giám sát của Chính phủ. Về mặt mở rộng truy cập thông tin, việc Google cung cấp dịch vụ tìm kiếm chậm chạp và nghèo nàn trên Google.com cho người dùng Trung Quốc sau năm 2002 là bằng chứng cho thấy Google không thực hiện tốt cam kết của nó. Như Senior Policy Council Andrew McLaughlin có nói: “ Lọc kết quả tìm kiếm rõ ràng là nhiệm vụ của chúng tôi. Thất bại trong việc cung cấp công cụ tìm kiếm cho 1/5 dân số thế giới là một vấn đề nghiêm trọng. Dù các nhà phê bình có đồng ý với quyết định của chunhs tôi hay không, dựa trên vấn đề về chất lượng dịch vụ mà người dùng vấp phải khi sử dụng Google.com ở Trung Quốc, đây là lựa chọn chúng tôi phải làm”. Cuối cùng, về điều kiện địa phương, Google cần xác định mức độ ảnh hưởng của tự kiểm duyệt lên kết quả tìm kiếm của công ty. Đối với người dùng Trung Quốc, tìm kiếm bị kiểm duyệt là vấn đề lớn, các chủ đề liên quan đến chính trị (“dân chủ”, “Tây Tạng”), tôn giáo ("Pháp Luân Công" "Đức Đạt Ma”) hay chủ đề xã hội có nội dung nhạy cảm như khiêu dâm… sẽ hiển thị kết quả như người dùng Google.com ở Mỹ. Tuy nhiên, do sự sự kiểm soát của Chính Phủ Trung Quốc, khi họ bấm Case study prepared by Phan Thi Thanh Huyen Học viện Chính sách và Phát triển – Khoa Kinh tế Đối ngoại

Page 10

vào các trang này trình duyệt sẽ tự đóng lại hoặc tự động chuyển đến một trang có nội dung đã được kiểm duyệt. Như đã đề cập trước đó Great Firewall của Trung Quốc là một hệ thống kiểm duyệt phức tạp và phụ thuộc phần lớn vào sự hăm dọa và chiến thuật sợ hãi để phát tán mạnh mẽ sự kiểm duyệt lên các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng Internet. Google ước tính khaongr 2% tất cả các truy vấn tìm kiếm ở Trung Quốc dẫn đến các trang web có nội dung đã được kiểm duyệt. Đầu năm 2006, một nghiên cứu của Trung tâm Berkman về Internet và Xã hội tại Trường Luật Harvard làm sáng tỏ mức độ và hiệu quả của các sang kiến kiểm duyệt của Chính phủ Trung Quốc. Theo nghiên cứu, Trung Quốc đã có thể ngăn chặn 90% các trang web về cuộc thảm sát Thiên An Môn, 31% các trang web về phong trào độc lập ở Tây Tạng, 82% các trang web về việc xúc phạm Chủ tịch Giang Trạch Dân. Sau khi cân nhắc đến lợi ích của người dùng, khả năng mở rộng tiếp cận thông tin và yếu tố điều kiện địa phương, Google đã ra quyết định khởi động kế hoạch Google.cn. Google China Năm 2005, Google thành lập Google China và thuê cựu giám đốc điều hành Microsoft Kai-Fu Lee – một nhân vật có tầm ảnh hưởng đối với giới kinh doanh và học giả ở Trung Quốc làm quản lý với mong muốn chứng minh sự hiện diện của công ty tại thị trường Trung Quốc. Về phương diện tương lai của Google, ban lãnh đạo hi vọng Trung Quốc sẽ trở thành thị trường quan trọng nhất của công ty, mặc dù hiện tại nó chỉ chiếm một thị phần tương đối khiêm tốn trong tổng doanh thu. Thêm nữa, Trung tâm nghiên cứu của Google iwr Trung Quốc sẽ là nguồn lực chính cho đổi mới của Google nhờ vào hồ bơi tài năng của các kỹ sư phần mềm đến từ các trường đại học Trung Quốc. Một năm sau đó (2006), Google phát triển giao diện tiếng Trung cho trang web tìm kiếm (Google.cn). Trang web này được kiểm duyệt theo các quy định kiểm duyệt thông tin của Chính phủ Trung Quốc. Việc kiểm duyệt đặt ra câu hỏi về giá trị cốt lõi của công ty. Có vẻ như kế hoạch của Google đối với việc phát triển ở Trung Quốc cũng giống như ở Mỹ, chỉ khách biệt là ở Trung Quốc nội dung trang web của họ sẽ bị kiểm duyệt. Thành công của Google trên thị trường Trung Quốc sẽ đòi hỏi họ phải tinh tế hơn trong việc giải quyết những khác biệt về chính phủ, luật pháp và văn hóa. Để phân biệt sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh như Baidu.com, Yaho!China, MNS, Google.cn cung cấp cho người dùng một tin nhắn ngắn cho thấy trang web nào đã được kiểm duyệt. Thông điệp này không báo cho người dùng nội dung của các trang đã bị kiểm duyệt, do đó Case study prepared by Phan Thi Thanh Huyen Học viện Chính sách và Phát triển – Khoa Kinh tế Đối ngoại

Page 11

không vi phạm luật pháp, nó chỉ đơn giản cho phép người dùng biết sự kiểm duyệt đã xảy ra. The Washington Post in một danh sách các từ và cụm từ mà dường như bị kiểm duyệt bởi Google.cn, báo cáo rằng những từ này là kết quả của Google nghiên cứu về những gì họ phải kiểm duyệt dưới chỉ dẫn pháp lý của Chính phủ Trung Quốc. Ngoài Google.cn, Google vẫn giữ Google.com phiên bản tiếng Trung cho người dùng Trung Quốc trong trường hợp họ muốn sử dụng. Google tuyên bố Google.cn chỉ là “một dịch vụ bổ sung, không phải là một sự thay thế cho Google.com ở Trung Quốc”. Phiên bản tiếng Trung của Google.com được mở cho tất cả người dùng trên toàn thế giới. Đối với câu hỏi về việc liệu Google có thể gây áp lực lên Chính phủ Trung Quốc về việc gỡ bỏ chính sách kiểm duyệt, CEO của Google – Eric Schmidt nói: “ Đó là kiêu ngạo khi nghĩ rằng chúng ta có thể bước vào một quốc gia mà chúng ta chỉ mới bắt đầu hoạt động trong vài năm lại đây và nói với họ rằng phải vận hành quốc gia này như thế nào”. Cho đến đầu năm 2006, Google vẫn không có động thái nào tác động lên hệ thống kiểm duyệt của Trung Quốc ngoài việc minh bạch nó với người dùng của mình. Kai –Fu rời Google China để bắt đầu quỹ liên doanh của mình, trong khi Google và Chính phủ Trung Quốc tiếp tục cuộc đấu kiểm duyệt internet tại Trung Quốc. Cũng trong thời gian Lee rời đi, Google mất thị phần vào tay một công ty cung cấp công cụ tìm kiếm của Trung Quốc. Baidu.com – là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất ở Trung Quốc. Hình 2: Baidu: China’s Leading Internet Website

Các công ty công nghệ cao của Trung Quốc đã cho thấy một sự hiểu biết tốt hơn về sở thích của người sử dụng Internet Trung Quốc – điều này dẫn đến sự thống trị của họ trên thị trường Internet Trung Quốc. Baidu là ví dụ điển hình. Công ty được thành lập bởi một doanh nhân người bản địa Robin Li đã cung cấp dịch vụ thu hút người dùng hơn Google. Ví dụ Baidu cung cấp các tính năng mới như tin nhắn tức thời nhắc người dùng về các tin hot. Baidu tạo một mạng lưới các nhà quảng cáo trong 200 thành phố của Trung Quốc để giáo dục các doanh nghiệp về sức mạnh của quảng cáo trực tuyến. Lúc đầu, Baidu cho phép người dùng Trung Quốc tải về trái phép các bài hát và phim ảnh, nhưng sau đó phải làm việc với các nhãn hiệu cho phép download. công nghệ tìm kiếm của Baidu cho ngôn ngữ tiếng Trung là cao hơn nhiều so với Google. Case study prepared by Phan Thi Thanh Huyen Học viện Chính sách và Phát triển – Khoa Kinh tế Đối ngoại

Page 12

4. Chỉ trích về Google China Quyết định của Google vào Trung Quốc không phải là một trong những quyết định phổ biến. Google phải đối mặt với phản ứng tiêu cực từ Chính phủ Mỹ khi cho phép một chế độ độc tài thỏa mãn ước muốn kiểm duyệt của họ. Cùng lúc đó, Trung Quốc lại không hài lòng với Google bởi sự thiếu hiểu biết về chính sách kiểm duyệt của họ. Những người ủng hộ quyền riêng tư theo dõi chặt chẽ hoạt động của Google và bày tỏ công khai bất đồng chính kiến của mình khi phát hiện ra phương pháp của công ty là sử dụng thông tin khách hàng để kiếm lợi nhuận. Chính phủ Mỹ chắc chắn không phải là người hâm mộ quyết định tiến vào thị trường Trung Quốc của Google. Mặc dù quan hệ Trung – Mỹ đã được bình thường hóa thời điểm đó, vẫn còn có ít sự tin tưởng giữa hai chính phủ về quyền tự do ngôn luận và vấn đề kiểm duyệt. Chủ đề các công ty Mỹ tham gia vào thị trường Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ cho Trung Quốc làm dấy lên câu hỏi liệu có phải các công ty này làm hại nhiều hơn lợi. Các cuộc tranh luận trở nên gay gắt, đủ để Chính Phủ Mỹ tổ chức buổi điều trần với các công ty lớn của Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc. Ngay sau khi tung ra Google.cn, trong tháng Giêng năm 2006, Google đã bị gọi ra trước Đại diện Ủy ban Đối ngoại của Hoa kỳ cùng với các công ty khác như Microsoft, Yahoo! Và Cisco để điều trần trước Tiểu Ban Châu Á – Thái Bình Dương, Tiểu ban Châu Phi và Nhân quyền toàn cầu và các hoạt động quốc tế để trả lời các câu hỏi liên quan đến hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc. Phiên điều trần được tiến hành chủ yếu do những chỉ trích tiêu cực đối với việc Google vào Trung Quốc đã đặt giá trị lợi nhuận của công ty lên trên, cao hơn so với bảo vệ quyền công dân và tự do ngôn luận. Trong buổi điều trần về nhân quyền, James A. Leach – mọt thành viên của Đảng Cộng hòa thuộc bang Iowa yêu cầu Phó Chủ tịch Elliot Schrage giải thích cơ chế tự kiểm duyệt của Google.cn. Schrage chỉ ra cách Google nghiên cứu bộ lọc của đối thủ cạnh tranh cùng với phương pháp Chính phủ Trung Quốc kiểm duyệt để phát triển cơ chế tự kiểm duyệt của mình. Leach bày tỏ sự bất mãn của mình: “Như vậy, nếu Quốc hội này muốn tìm hiểu làm thế nào để kiểm duyệt, chúng tôi nên đến gặp bạn – công ty mà đáng lẽ ra là biểu tượng cho sự tự do lớn nhất về thông tin trong lịch sử loài người?”. Leach còn ghi vào biên bản: “Điều này làm cho Google trở thành công cụ của Chính phủ Trung Quốc” Tại phiên điều trần một đại biểu Quốc hội khác cũng đã bày tỏ lý do tại sao ông không thích ý tưởng của Google và các công ty công nghệ khác của Mỹ kinh doanh tại Trung Quốc và giúp quốc gia này xây dựng hệ thống mạng máy tính khổng lồ của mình. Trung Quốc là một chế độ độc tài và vấn đề nhạy cảm ở đây là sản phẩm của Google cho phép Trung Quốc thúc đẩy những ý tưởng độc tài của họ. Đại diện đảng Cộng hòa Christopher Smith bày tỏ nỗi sợ hãi của mình, "Khi Google gửi cho bạn một nguồn tin tuyên truyền của Trung Quốc về một chủ đề nhạy cảm, nó có sự phê chuẩn Case study prepared by Phan Thi Thanh Huyen Học viện Chính sách và Phát triển – Khoa Kinh tế Đối ngoại

Page 13

của Google. . .. và nó sẽ ảnh hưởng đến thế hệ tiếp theo, họ nghĩ, Có lẽ chúng ta có thể sống với chế độ độc tài này”. Google có thể không phải là công ty duy nhất được lợi từ thị trường Trung Quốc nhưng Google là công ty có những tuyên bố mạnh mẽ về tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh – “Do nót be Evil”. Khi điền vào đơn tham gia Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái họ viết: “ Một công ty đáng tin cậy và quan tâm đến lợi ích chung”. Tuy nhiên, bây giờ một tấm gương về đạo đức lại làm những điều ngược lại tuyên bố của họ. Dựa trên thông tin từ những công ty khác, đặc biệt là trường hợp cụ thể Yahoo!China tiết lộ thông tin khiến ba nhà phê bình chính trị bị bỏ tù, và việc đóng cửa trang MSN của một Blogger chính trị nổi tiếng trong trường hợp của Microsoft, tháng 10 năm 2007, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ bỏ phiếu ủng hộ Đạo luật Tự do trực tuyến toàn cầu. Theo luật mới này, các công ty Hoa Kỳ bị nghiêm cấm tiết lộ cho chính phủ các nước tên và thông tin của các cá nhân đặc biệt sử dụng dịch vụ công ty cung cấp. Ủy ban thúc dục Quốc Hội tiến hành hành động và thông qua đạo luật này càng sớm càng tốt. Chính phủ Hoa Kỳ không phải là người duy nhất có cảm xúc tiêu cực về Google China, các phản ứng tiêu cực dấy lên cả trong người dân Mỹ. Google bị chỉ trích không chỉ bởi việc kiểm duyệt thông tin và còn việc số hóa các bản sao cuốn sách trực tuyến. Sao chép hay phát hành sách và những tài sản trí tuệ khách là vi phạm bản quyền, có thể gây hại đến chủ sở hữu của các tài sản đó. Đây là một phần nỗ lực của Google để cạnh tranh với các công ty Internet Trung Quốc vốn cho phép vi phạm bản quyền tài sản trí tuệ trực tuyến (Ảnh biểu tình bên ngoài trụ sở Google, 2006). Các nhà xuất bản lên tiếng chống lại Google vì đã sử dụng họ để xây dựng cơ sở dữ liệu tìm kiếm thu hút người dùng và kiếm lợi từ quảng cáo. Phó chủ tịch các vấn đề Pháp lý và Chính phủ của Hiệp hội các nhà xuất bản Mỹ nói: “Google đã vi phạm “không làm điều ác” – nhiệm vụ của mình… Google đã thất bại trong việc không vi phạm bản quyền của người khác…” Một hoạt động mà Google tiến hành là việc sử dụng các thông tin email từ các khách hàng của mình để tạo ra các quảng cáo mà người Mỹ không thích. Những người ủng hộ bảo mật đã chỉ trích Google sử dụng phần mềm trong các dịch vụ e-mail của mình mà quét các thông điệp để phục vụ quảng cáo có liên quan. Ví dụ, một thông báo e-mail về việc một bánh pizza bao gồm một quảng cáo cho một nhà hàng pizza. Case study prepared by Phan Thi Thanh Huyen Học viện Chính sách và Phát triển – Khoa Kinh tế Đối ngoại

Page 14

Lý do các nhà phê bình Mỹ tin rằng Google vào Trung Quốc là để tạo ra lợi nhuận, đầu tiên và trước hết. Clive Thompson của tờ New York Times cho biết: "Trong con mắt của các nhà phê bình, Google đang nói dối về những mong muốn của người sử dụng Internet Trung Quốc và hợp tác với Đảng Cộng sản chỉ đơn thuần là để bảo đảm một thị trường có lợi nhuận". Google cũng duy trì một cơ sở dữ liệu khổng lồ của người dùng. Điều này bị các nhà phê bình Mỹ phản đối. Ông Fred von Lohmann, luật sư chuyên trách cho các phi lợi nhuận Electronic Frontier Foundation nói: “Google có hồ sơ của hàng triệu người dùng công cụ tìm kiếm. Nó không chia sẻ dữ liệu với bất cứ ai. Nhưng một khối lượng lớn dữ liệu là điều đáng lo lắng. Google nên xóa thông tin đó”. Vấn đề thu thập dữ liệu này tương tự như câu chuyện Edward Snowden NSA Whistleblower tháng 6 năm 2013, nơi một quản trị viên cũ của Hệ thống Booz Allen Hamilton cảm thấy rằng Chính phủ Mỹ đã đi quá xa trong việc thu thập một lượng lớn dữ liệu trong hoạt động bí mật của họ (một dự án có tên là "Prism") Ngoài Chính phủ và người dân Hoa Kỳ, Google còn phải giải thích hành động của mình cho cổ đông. Tháng 5/2007, phần lớn cổ đông Google bỏ phiếu chống lại Đề xuất chống kiểm duyệt được đệ trình bởi kiểm soát viên thành phố New York – cơ quan có sở hữu cổ phiếu của Google. Ban Giám đốc của Google đã đề xuất bỏ phiếu chống lại ý kiến này, bởi những người đứng đầu của công ty, sau khi xem xét lợi ích và các lựa chọn vẫn tin chắc rằng “rời khỏi thị trường Trung Quốc, đóng cửa Google.cn không phải là điều đúng đắn cần làm lúc nào – mà nó lại là quan điểm trong Đề xuất” (David Drummond, Phó Chủ tịch cao cấp). 5. Google – 2 năm sau ở Trung Quốc Đứng trước 3 lựa chọn lúc bấy giờ theo giới chuyên môn: (1) tiếp tục hoạt động dưới sự kiểm duyệt của Chính phủ Trung Quốc; (2) kiên quyết chống lại sự kiểm duyệt của Chính phủ nước này; (3) rút khỏi thị trường Trung Quốc, Google đã lựa chọn ở lại và dung hòa. Hai năm kể từ ngày ra mắt Google.cn (01/2006), Google đã hoạt động rất tốt trên thị trường này – chỉ đứng thứ hai sau Baidu.com. Google tăng thị phần từ 19.2% đến 22.8%, trong khi Baidu.com giảm từ 63.7% xuống 58.1% (Litterick, 2007). Để thâm nhập thị trường tìm kiếm của Trung Quốc sâu hơn nữa, Google “Trung Quốc hóa” Google.cn bằng cách thuê toàn bộ nhân viên bản địa, hợp tác với các công ty công nghệ Trung Quốc. Theo CEO Eric Schmidt, một trong những "dự án lớn" của Google trong năm 2007 là quyền tự trị lớn hơn để quản lý các thị trường địa phương của Google ở Trung Quốc. Google đã cố gắng để phân biệt Google.cn một cách rõ ràng là của Trung Quốc bằng cách áp dụng các tên theo tiếng địa phương"Guge", mà nôm na là "bài hát thu hoạch", mặc dù lựa chọn tên này đã bị chế giễu rộng rãi bởi chính người dùng Trung Quốc. Nhìn chung, Schmidt nói: "Giống như [Google] Trung Quốc được củng cố hơn, nó sẽ có tiếng nói riêng của mình, của riêng mình, biểu hiện của riêng mình và, tôi nghĩ, cái nhìn riêng của mình. Google cũng đã thiết lập 2 trung tâm nghiên cứu ở Bắc Kinh và Thượng Hải (The Wall Street Journal, 2007) Case study prepared by Phan Thi Thanh Huyen Học viện Chính sách và Phát triển – Khoa Kinh tế Đối ngoại

Page 15

Kể từ khi vận hành Google.vn, công ty đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các công ty Trung Quốc mà có thể giúp Google nâng cao thị phần của nó trên thị trường Trung Quốc. Đầu năm 2007, Google.vn thiết lập quan hệ đối tác với China Mobile – Dianh nghiệp nhà nước chi phối ngành công nghiệp điện thoại di động ở Trung Quốc để quản lý dịch vụ tìm kiếm qua điện thoại của công ty. Cũng trong năm 2007, Google.cn hợp tác với công ty chia sẻ âm nhạc và video tương tự Youtube – Xunlei.com (Barboza, 2007). Tháng 4/2007, Google công bố một thỏa thuận với China Telecom – nhà cung cấp dịch vụ viễn thông không dây và dịch vụ bang thông rộng lớn nhất thế giới. Tháng 8/2007, Google.cn tiến hành hợp tác với Tianya.com – một cộng đồng trực tuyến Trung Quốc. Nhìn chung, trong khi Google vẫn còn xa phía sau Baidu.com, triển vọng tương lai của công ty là tươi sang. Như lời của Schmidt: “Chúng tôi vào thị trường Trung Quốc muộn nhưng chúng tôi đang bắt kịp. Những đầu tư của chúng tôi đang hoạt động tốt và cuối cùng chúng tôi sẽ trở thành người đi đầu”.

Case study prepared by Phan Thi Thanh Huyen Học viện Chính sách và Phát triển – Khoa Kinh tế Đối ngoại

Page 16

Tài liệu tham khảo: 1. 2. 3. 4.

5. 6. 7.

8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20.

J. Agarwal and T. Wu, “China’s Entry to WTO: Global Marketing Issues, Impact, and Implications for China,” International Marketing Review 21, no. 3 (2004). China Today, “Ten years in WTO, what has changed in china and the world?” China Today, (2011), Internet World Stats, “The World Population and The Top Ten Countries with the Highest Population,” CNNIC, "30th Statistical Report on Internet Development in China." (2013), http://www1.cnnic.cn/IDR/ReportDownloads/201302/P020130221391269963814.pdf Qiang Xiaoji, "User-generated content online now 50.7% of total." China Daily, (2010), http://www.chinadaily.com.cn/business/201007/23/content_11042851.htm Terrence O'Brien, “Internet Trends Report Finds Online Growth Driven by China and India, Users Increasingly Mobile,” Engadget (2012), http://www.engadget.com/2012/05/30/internet-trends-reportfinds-online-growth-driven-by-china Becky Hogge, "The Great Firewall of China." Open Democracy (2005), http://www.opendemocracy Richard L. Brandt, Inside Larry and Sergey’s Brain (London: Penguin Group, 2009), 127. Fong, Mei. “Google Builds China ties; Software fi rm deal is part of a move into other services.” The Wall Street Journal. (January 5, 2007). PEN American Center. “House Foreign Affairs Committee Unanimously Passes Global Online Freedom Act.” (October 23, 2007). Barlas, Pete. "Don't Be Evil." Investors.com (2006), 48 Larkin, E. “Google Shareholders Vote Against Anti-Censorship Proposal”. PC World. (May 10, 2007). Litterick, D. “Google takes a byte out of the Chinese market”. The Daily Telegraph (London). (August 21, 2007). “Google Adds Local Partner.” Chinadaily.com.en. (August 21, 2007). Poon, T. “Google to Open Research Center in Shanghai”. The Wall Street Journal. (June 15, 2007). Barboza, D. “Google Makes Another Investment in the Internet in China”. The New York Times. (January 6, 2007). Liu, John. “Google and China Telecom agree on Internet ad sales deal; Business Asia by Bloomberg”. The International Herald Tribune. (April 26, 2007). China Telecom Corporation Limited. http://www.chinatelecom-h.com/eng/corpinfo/overview.htm Accessed Nov. 2007. “Google Adds Local Partner.” Chinadaily.com.en. (Aug. 21, 2007). Dickie, M. “Google feels upbeat about China market”. Financial Times (London, England). (April 30, 2007)

Case study prepared by Phan Thi Thanh Huyen Học viện Chính sách và Phát triển – Khoa Kinh tế Đối ngoại

Page 17