Cạnh Tranh - Định VỊ [PDF]

II.  Phân tích cạnh tranh: 1. Tổng quan thị trường:  Ngành công nghiệp thép - tôn mạ mang tính chu kỳ vì đa phần các nh

33 3 130KB

Report DMCA / Copyright

DOWNLOAD PDF FILE

Cạnh Tranh - Định VỊ [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

II.  Phân tích cạnh tranh: 1.

Tổng quan thị trường:  Ngành công nghiệp thép - tôn mạ mang tính chu kỳ vì đa phần các nhà đầu tư

thường nhìn nhận các sản phẩm tôn mạ là gắn liền với sự phát triển của ngành bất động sản, một ngành cũng mang tính chu kỳ cao. Trong tháng 2 đầu của năm 2021, các doanh nghiệp Việt Nam tiêu thụ tổng cộng gần 345.100 tấn tôn mạ, trong đó có 220.600 tấn xuất khẩu, tăng trưởng lần lượt 10,4% và 81,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể thấy, các thị trường nước ngoài đã mua quá nửa sản lượng tôn mạ của Việt Nam. Ở mảng thép - tôn mạ, Tôn Đông Á vẫn đang giữ vị thế ổn định về thị phần tiêu thụ, đạt 14,2% trong 2 tháng đầu năm 2021, xếp thứ ba sau “á quân” là Nam Kim (15,8%) về sản lượng tiêu thụ. Dẫn đầu ngành vẫn là Tôn Hoa sen với 40,2% thị phần.  

Hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Tôn Đông Á hiện là Tôn Hoa Sen (HSG) và Tôn Nam Kim (NKG). Tôn Hoa Sen sở hữu mạng lưới bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng – điều này cho phép Tôn Hoa Sen giữ vững biên gộp để dự phòng tốc độ phục hồi lợi nhuận so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Về Thép Nam Kim, đây là một trong những nhà sản xuất tôn lạnh đầu ngành, với tổng công suất đạt trên 1 triệu tấn tôn mạ/ năm và hơn 200.000 tấn thép ống/ năm, tương đương khoảng 16% và 6% nhu cầu của thị trường.  2. Phân khúc: 

Trong chiến lược kinh doanh, Tôn Đông Á luôn đưa ra nhiều phương án sản phẩm, trong đó phân khúc sản phẩm thép - tôn mạ màu đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao của mảng điện gia dụng, mảng công nghiệp phục vụ sản xuất ô tô, máy giặt…được chú trọng. Vì mảng này Việt Nam nhập khẩu 100%, mỗi năm khoảng từ 30 - 40 ngàn tấn. Do vậy, Tôn Đông Á kỳ vọng có thể cung ứng phần lớn thép - tôn mạ chất lượng cao cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Phân khúc sản phẩm chất lượng cao không chiếm sản lượng lớn nhưng đem lại giá trị cao, cũng là phân khúc sản phẩm nhằm giúp Tôn Đông Á thoát khỏi cuộc chiến cạnh tranh gay gắt với những sản phẩm tôn giá rẻ. III.  Phân tích thương hiệu - Định vị thương hiệu 1.

Phân tích thương hiệu Slogan: “Tôn Đông Á – Cùng xây cuộc sống xanh” 

Ý nghĩa: Công ty phấn đấu trở thành niềm tự hào tôn Việt với các sản phẩm chất lượng cao. Tôn Đông Á chú trọng đầu tư các thiết bị có công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường theo tinh thần của slogan “cùng xây cuộc sống xanh”.



Tầm nhìn: Trở thành nhà sản xuất thép lá mạ chất lượng cao, có uy tín trong nước và trên thế giới.



Sứ mệnh: Đầu tư thiết bị, dây chuyền hiện đại và thân thiện với môi trường nhằm sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao bảo đảm sự bền vững và tính thẩm mỹ của các công trình. Tổ chức hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm có giá cả cạnh tranh với các dịch vụ hậu mãi tốt.



Giá trị cốt lõi: Mỗi nhân viên của Tôn Đông Á luôn phấn đấu để đạt và duy trì các phẩm chất sau: – Gắn kết để phối hợp đồng bộ trong mọi hoạt động nhằm thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của khách hàng. – Kỷ luật trong sản xuất, kinh doanh nhằm xây dựng và phát triển thành một công ty đạt chuẩn mực quốc tế. – Chuyên nghiệp để tạo ra các sản phẩm thép lá mạ chất lượng cao nhất.



Hoạt động xã hội: Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển hơn 20 năm qua, Tôn Đông Á luôn đề cao tinh thần cùng chung tay vì sự phát triển cộng đồng, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với Nhà nước thông qua các hoạt động thiết thực có ích cho xã hội như: Hỗ trợ kinh phí xây cầu đường, trao học bổng cho trẻ em nghèo, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa; hỗ trợ tôn lợp nhà,... và nhiều hoạt động tài trợ ý nghĩa khác.

2. Định vị thương hiệu 

Định vị Tôn Đông Á lựa chọn yếu tố chất lượng sản phẩm và yếu tố bảo vệ môi trường

để làm ưu thế cho chiến lược định vị thương hiệu. Không cạnh tranh bằng giá cả là định hướng cạnh tranh mà Tôn Đông Á đã xác định rất rõ ràng. Doanh nghiệp ý thức được việc giữ bản sắc để tạo uy tín, giá trị tham chiếu trên thị trường của thương hiệu. Mặc dù phương án định vị này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư lớn, tuy nhiên khi đạt được chất lượng cao, thương hiệu sẽ nhận lại được sự tin yêu và lòng trung thành của người tiêu dùng. Việc theo đuổi mục tiêu lợi nhuận phải thân thiện với môi trường, có trách nhiệm xã hội. Chất lượng và bảo vệ môi trường chính là lợi thế để Tôn Đông Á tiếp tục giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững ở những chặng đường tiếp theo. 

Lợi ích khác biệt So với đối thủ cạnh tranh, Tôn Đông á tạo nên sự khác biệt trên cơ sở các yếu tố:

An toàn, chất lượng, hiệu quả, thân thiện môi trường. Có thể nói, Tôn Đông Á đang tạo cho mình một vị thế, một sự khác biệt trong bối cảnh cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay – hướng đến mục tiêu tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giúp người tiêu dùng thấy rằng dù cho giá thành có đắt hơn các sản phẩm thấp cấp nhưng giá trị sử dụng bền vững, an toàn, hiệu quả và tính thân thiện với môi trường mới chính là tiêu chí đánh giá ở đây. Để đạt được lợi thế cạnh tranh khác biệt này, Tôn Đông Á đã tăng cường đầu tư các trang thiết bị, dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại, tân tiến, thân thiện với môi trường từ các nước phát triển như Nhật Bản, Châu Âu, Hàn Quốc…

Bên cạnh đó Tôn Đông Á còn tổ chức, điều hành công ty bằng các hệ thống tiên tiến theo chuẩn quốc tế như hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp Oracle ERP, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, hệ thống quản lý môi trường chuẩn ISO 1400, hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001,... 

Tôn Đông Á đặt mục tiêu trở thành một doanh nghiệp năng động, năng suất hoạt

động cao, lấy chất lượng sản phẩm và hiệu quả tổ chức quản lý làm yếu tố cạnh tranh. Doanh nghiệp không ngừng đầu tư nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo tiêu chí bảo vệ môi trường, tối đa hóa giá trị gia tăng cho khách hàng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.