29 0 82KB
CÁC DẠNG BÀI TẬP KTCT-MAC2 DẠNG 1 Câu 1: Tổng số giá trị thặng dư thu được của một doanh nghiệp là 2115 triệu đồng và được doanh nghiệp sử dụng cho tích lũy tư bản là 60%; thời gian lao động tất yếu của công nhân trong doanh nghiệp bằng 4/7 thời gian lao động; giá trị tư bản bất biến chiếm 6,3/7,5 tổng giá trị tư bản. Hãy Xác định tỷ suất giá trị thặng dư và cấu tạo hữu cơ của tư bản Xác định số lượng tư bản bất biến và tư bản khả biến sau khi tích lũy tư bản với cấu tạo hữu cơ tư bản không thay đổi. So sánh tỷ suất lợi nhuận của tư bản sau khi tích lũy tư bản với tỷ suất lợi nhuân trước tích lũy tư bản khi tỷ suất giá trị trị thặng dư sau tích lũy tư bản là 85% Giải CÂU 1: a. m2 = 60%=1269 ; c/v = 6,3/1,2; m’ = 75% b. v trc tl = 2820 ;; ctrtl = 14805 delta c= 1066; delta v = 203 c sau tl = 15871; v sau tl = 3023 c. p’ tr tl = 12% ; p’ sau tl = 13,6% tăng 1,6 % , mstl= 2569 Câu 2: Tổng số giá trị thặng dư thu được của một doanh nghiệp tư bản là 1600 triệu đồng và được doanh nghiệp sử dụng cho tích lũy tư bản là 75%; thời gian lao động tất yếu của công nhân trong doanh nghiệp bằng 5/4 thời gian lao động thặng dư; giá trị tư bản khả biến chiếm 1,2/7,5 tổng giá trị trư bản. Hãy Xác định tỷ suất giá trị thặng dư và cấu tạo hữu cơ của tư bản Xác định số lượng tư bản bất biến và tư bản khả biến sau khi tích lũy tư bản với cấu tạo hữu cơ tư bản không thay đổi. So sánh tỷ suất lợi nhuận của tư bản sau khi tích lũy tư bản với tỷ suất lợi nhuân trước tích lũy tư bản khi tỷ suất giá trị trị thặng dư sau tích lũy tư bản là 87%
DẠNG 2: Câu 1: Một nhà TB ngành điện thoại có chi phí sản xuất của năm 2016 như sau:
+ Khấu hao máy móc thiết bị sử dụng trong sản xuất : 3,5 triệu USD + Chi phí cho nguyên nhiên vật liệu, nhiên liệu: 12 triệu + Khấu hao kho hàng nhà xưởng, các công trình khác phục vụ cho sản xuất 2,5 tr + Trả lương cho công nhân 6tr USD + Tỷ suất giá trị thặng dư: 120%. Yêu cầu 1. Xác định tổng giá trị TBBB, TBKB, TBCĐ, TBLĐ mà doanh nghiệp đã chi phí trong năm 2016 2 Tổng giá trị TB cố định đang sử dụng là bao nhiêu, biết rằng TBCĐ có thời gian sử dụng là 15 năm 3. Xác định cơ cấu giá trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra và cấu tạo hữu cơ TB trong năm 2016 4. Xác định giá trị mỗi sản phẩm biết rằng năm 2016 sản xuất được 100000 sản phẩm 5. Giả định cấu tạo hữu cơ của TB không đổi nếu nhà TB dành 50% giá trị thặng dư năm 2016 để tích lũy và mở rộng sản xuất cho năm 2017 thì lượng giá trị TBBB và TBKB sau tích lũy là bao nhiêu 6. Giá trị thặng dư của năm 2017 thay đổi như thế nào so với năm 2016 nếu tỷ suất giá trị thặng dư năm 2017 là 135%. Giải: CÂU 1: 1. Xác định tổng giá trị TBBB, TBKB, TBCĐ, TBLĐ mà doanh nghiệp đã chi phí trong năm 2016 TBBB c= c1 + c2 = 3,5+ 2,5+ 12 = 18 tr TBKB v= 6 tr TBCĐ c1 = 3,5 + 2,5 = 6tr TBLĐ c2 + v = 12 + 6 = 18 tr
2 Tổng giá trị TB cố định đang sử dụng là bao nhiêu, biết rằng TBCĐ có thời gian sử dụng là 15 năm c1 = 6 x 15 = 90 tr 3. Xác định cơ cấu giá trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra và cấu tạo hữu cơ TB trong năm 2016 W 2016 = c + v +m = 18c + 6v + 7,2m = 31,2 tr (từ công thức m’= m/v x 100% ta có m = 7,2) Cấu tạo hữu cơ c/v = (c1 + c2)/v = (90 + 12)/6 = 17/1 4. Xác định giá trị mỗi sản phẩm biết rằng năm 2016 sản xuất được 100000 sản phẩm W 1 đơn vị sp năm 2016 = 31,2/100000 = 312 USD 5. Giả định cấu tạo hữu cơ của TB không đổi nếu nhà TB dành 50% giá trị thặng dư năm 2016 để tích lũy và mở rộng sản xuất cho năm 2017 thì lượng giá trị TBBB và TBKB sau tích lũy là bao nhiêu m tích lũy = 3,6 tr delta c= 3,6/18 x 17 = 3,4 tr delta v = 3,6/18 x 1 = 0,2 tr c2017 = c2016 + delta c = 18 + 3,4= 21,4 tr v2017 = v2016 + delta v = 6 + 0,2 = 6,2 tr 6. Giá trị thặng dư của năm 2017 thay đổi như thế nào so với năm 2016 nếu tỷ suất giá trị thặng dư năm 2017 là 135%. m2017 = m’ (2017) x v (2017) = 8,37 trD m 2016 = 7,2 tr m năm 2017 tăng hơn so với năm 2017 là 1,17 tr
CÂU 2: Một doanh nghiệp tư bản sản xuất dược phẩm có tổng số giá trị hàng hóa được sản xuất ra trong năm 2019 là 180 tỷ đồng. Khấu hao tư bản cố định và chi phí nguyên, nhiên vật liệu trong năm chiếm 60% tổng giá trị hàng hóa. Tỷ suất giá
trị thặng dư là 200%; Tư bản cố định có thời gian sử dụng là 15 năm và khấu hao bình quân tư bản cố định mỗi năm là 30 tỷ đồng. (giả định giá cả bằng giá trị hàng hóa). Yêu cầu: Xác định tổng số tư bản bất biến, tư bản khả biến; tư bản cố định và tư bản lưu động của doanh nghiệp. Xác định chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong năm 2019. Xác định tỷ suất lợi nhuận và cấu tạo hữu cơ của tư bản. Giả sử doanh nghiệp sử dụng 15,8 tỷ đồng giá trị thặng dư thu được cho tiêu dùng, giá trị thặng dư còn lại được sử dụng cho tích lũy tư bản thì quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến năm 2020 là bao nhiêu (giả định cấu tạo hữu cơ của tư bản không đổi). GIẢI CÂU 2: 1. Xác định tổng số tư bản bất biến, tư bản khả biến của doanh nghiệp. Ta có: G = KhC1 + c2 + v + m = 180 (tỷ đồng) Trong đó: Khc1 + c2 = 60% G = 60%* 180 = 108 (tỷ đồng) Mà Khc1 = 30 => c2 = 108 – 30 = 78 (tỷ đồng) Vậy v + m = 180 – 108 = 72 (tỷ đồng) m’ = 200% => m = 2v Vậy v = 72/3 = 24 (tỷ đồng); m = 48 (tỷ đồng) TBCĐ sử dụng trong 15 năm nên TBCĐ = 30*15 = 450 (tỷ đồng) Vậy TBBB = c1 + c2 = 450 + 78 = 528 (tỷ đồng) TBKB = 24 (tỷ đồng) TBCĐ = 450 (tỷ đồng) TBLĐ = c2 + v = 78 + 24 = 102 (tỷ đồng) 2) Xác định chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong năm 2019. K = KhC1 + c2 + v K = 30 + 78 + 24 = 132 (tỷ đồng)
3) Xác định tỷ suất lợi nhuận và cấu tạo hữu cơ của tư bản. P’ = m/(c + v) *100% = 48/ (528 + 24)*100% = 8,7% c/v = 528/24 = 22/1 4. m1 = 15,8 (tỷ đồng) => m2 = 48 -15,8 = 32,2 (tỷ đồng) Δc = 32,2/23*22 = 30,8 Δv = 32,2/23*1 = 1,4 Vậy C(năm 2020) = 528 + 30,8 = 558,8 (tỷ đồng) V(năm 2020) = 24 + 1,4 = 25,4 (tỷ đồng)
DẠNG 3: Câu 1: Một doanh nghiệp tư bản chế biến thực phẩm có giá trị thặng dư thu được trong năm 2018 là 2068 đơn vị tiền tệ, thời gian lao động thặng dư bằng 4/9 thời gian lao động, giá trị tư bản khả biến chiếm tỷ lệ 1,1/15,6 tổng giá trị tư bản. Yêu cầu:
Xác định tỷ suất giá trị thặng dư và cấu tạo hữu cơ của tư bản. Xác định chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong năm 2018 và tổng giá trị hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất ra trong năm 2018. Biết rằng tư bản cố định chiếm 80% giá trị tư bản bất biến, được sử dụng trong 10 năm (giả sử giá cả bằng giá trị). Giá trị thặng dư thu được trong năm 2018 được sử dụng cho tiêu dùng là 820 đơn vị tiền tệ, số còn lại sẽ được dùng cho tích lũy tư bản, mở rộng sản xuất vào năm 2019. Hãy xác định tổng số tư bản bất biến và tư bản khả biến của doanh nghiệp năm 2019 với cấu tạo hữu cơ của tư bản không thay đổi. Giả sử toàn bộ tư bản lưu động của doanh nghiệp đều là vốn vay ngân hàng với tỷ suất lợi tức 0,5%/tháng thì lợi nhuận doanh nghiệp trong năm là bao nhiêu? (giả sử lợi nhuận của doanh nghiệp bằng lợi nhuận bình quân).
Giải câu 1: 1.Xác định tỷ suất giá trị thặng dư và cấu tạo hữu cơ của tư bản Ta có t’/(t +t’) = 4/9 => t/(t + t’) = 5/9 Vậy m’ = t’/t*100% = 4/5*100% = 80%
c/(c + v) = 14,5/15,6 Vậy c/v = 14,5/1,1 2. Xác định chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong năm 2018 và tổng giá trị hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất ra trong năm 2018. K = Khấu hao c1 + c2 + v Ta có m = 2068, m’ = 80% vậy v = m/m’ = 2068/0,8 = 2585 c = 2585*14,5/1,1 = 34075 TBCĐ chiếm 80% TBBB => C1 = 34075*0,8 = 27260 C2 = 34075 – 27260 = 6815 Khấu hao c1 = 27260/10 (năm) = 2726 Vậy K (2018) = 2726 + 6815+ 2585 = 12126 Vậy W (2018) = 2726 + 6815+ 2585 + 2068 = 14194 3. m1 = 820 do đó giá trị thặng dư tích lũy là: m2 = 2068 – 820 = 1248 Vậy Δc = 1248/15,6*14,5 = 1160 Δv = 1248/15,6*1,1 = 88 Vậy sau tích lũy TBBB là: 34075 + 1160 = 35235 TBKB là: 2585 + 88 = 2673 4. Vốn lưu động = c2 + v = 6815 + 2585 = 9400 Lợi tức phải trả là 9400*0,5%*12 = 564 Vậy Pdn = 2068 – 564 = 1504 đvtt