B I-Ngh A-G I.docx Filename UTF-8''Bài-nghĩa-g I [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

Câu 1: A, Histidin ở dạng proton hóa cần thiết cho hoạt động của enzyme Do ở pH thấp (4-6) hay nồng độ H+ cao thì hoạt tính của enzyme cao và ở pH cao hơn thì hoạt tính của enzyme giảm dần và mất hoạt tính ở pH bằng 9 (nồng độ H+ thấp ), chứng tỏ gốc amin ở dạng NH3+ và chuỗi bên R ở dạng HN+ là cần thiết cho hoạt động của enzyme B, Do sự pH làm thay đổi sự tích điện chuỗi bên của aa dẫn đến sự tương tác của các aa trong chuỗi polypeptit thay đổi thông qua sự thay đổi các loại liên kết hóa học -> thay đổi cấu hình không gian của protein C, các yếu tố có thể làm thay đổicấu trúc protein là pH, nhiệt độ, kim loại nặng,… Câu 2: A, - ở mẫu 2 ta thấy xuất hiện 2 băng khác so với mẫu 1 do mẫu 2 được bổ sung ALLN ức chế proteasome gắn vào catenin , mẫu 3 có 1 băng vẫn giống mẫu 1 dù được bổ sung phosphatase để loại bỏ nhóm phosphat ->sự xuất hiện các băng khác với mẫu 1 trong thí nghiệm là do sự ubiqitin hóa B, mẫu 5 ko xuất hiện bất cứ băng điện di nào do Mẫu 5 bị gắn các ubiquitin nên bị phân giải bởi proteasome C, mẫu 6 ko xuất hiện băng giống mẫu số 1 do có bổ sung His- Ub nên các catenin đều đc ubiquitin hóa mà ko bị phân giải do ALLN ức chế proteosome, còn mẫu 1 ko bổ sung His-Ub nên có thể có 1 số đc gắn ubiquitin nhưng ko bị phân giải, 1 số thì vẫn ở dạng bình thường ko bị ubiqitin hóa ( băng giống mẫu 1) D, các loại liên kết giữa các acid amin có trong protein ở ba bậc cấu trúc: -

Liên kết peptit Liên kết hidro Liên kết disulfit Liên kết kị nước

Câu 3: A, (3): vận chuyển đồng cảng cùng chiều, cần năng lượng do ta thấy 2 cơ chất cùng đồng thời đi qua 1 kênh vào trong nội bào, mà để vận chuyển cả 2 châts qua màng protein cần năng lượng để biến đổi cấu hình phù hợp (1): vận chuyển thụ động qua kênh protein, ko cần năng lượng do qua glucose đc duy trì nồng độ cao nội bào do quá trình đồng vận chuyển (3) vận chuyển glucose vào nội bào, glucose có kích thước lớn ko thể đi qua lớp màng kép nên đc vận chuyển qua kênh (2): vận chuyển đồng cảng ngược chiều, cần năng lượng do ta thấy 2 cơ chất cùng đi qua 1 kênh và Na+ đi ra ngoại bào, K+ đi vào nội bào mà để vận chuyển cả 2 chất qua màng protein cần năng lượng để biến đổi cấu hình phù hợp

B, - glucose: kích thước lớn ko thấm qua lớp kép photpholipit, mà đi qua kênh -CH4: kích thước nhỏ, ko tích điện, ít tan trong nước-> thấm qua lớp photpholipit -ethanol: ko tan trong nước -> thấm qua lớp photpholipit -glycerol: ko tan trong nước -> thấm qua lớp photpholipit - nước: kích thước nhỏ, phân cực -> thấm ít qua lớp photpholipit, chủ yếu vận chuyển qua kênh aquaporin -H+: tích điện -> vận chuyển qua kênh -DNA: kích thước lớn, tích điện -> vận chuyển qua kênh C, Tế bào biểu mô ruột non có các lông ruột -> tăng diẹn tích tiếp xúc bề mặt -> hấp thụ đc nhiều chất dinh dưỡng vào máu Chứa nhiều ti thể để cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển Câu 4: A, pha log do ở giai đoạn này môi trường giàu chất dinh dưỡng, vi khuẩn có sức sống cao, lượng enzyme được tích lũy từ pha lag dồi dào B, -vi khuẩn sử dụng đường glucose trước do ta thấy ở đồ thị glucose hết tại thời điểm mantose bắt đầu giảm do đường mantose muốn sử dụng được thì cần enzyme phân giản thành đường đơn glucose -lượng O2 tiêu thụ bắt đầu tăng dần trong giai đoạn 60 – 300 giờ sau khi nuôi cấy mà không phải ngay từ đầu vì: + ban đầu sử dụng đường cho quá trình tạo năng lượng nên cần ít O2, lúc sau khi hết đường thì sử dụng lipit mà để phân giải lipit thì cần nhiều O2 C, -Sự sinh trưởng của vi khuẩn có thể được chia làm 5 pha ( 1 pha tiềm phát, 2 pha log, 1 pha cân bằng, 1 pha suy vong) -thời gian và đặc điểm chính của các pha: + đầu tiên là pha log: vi khuẩn sử dụng glucose, nhân lên theo cấp số mũ + tiếp là pha tiềm phát: tổng hợp enzyme phân giải mantose, ko có sự nhân lên của vi khuẩn + pha log: sử dụng mantose, vk nhân lên theo cấp số mũ + pha cân bằng: nguyên liệu suy giảm , số vk chết = số vk mới đc tạo thành-> số lượng vk ko đổi + pha suy vong: số lượng vk giảm do nguyên liệu cạn kiệt,mt tích lũy nhều chất độc, số vk chết> tạo thành

-Sự sinh trưởng trong trường hợp này có được coi là nuôi cấy không liên tục vì có pha cân bằng và pha suy vong D, -glucose, maltose, dầu đậu nành: cơ chất cho quá trình oxi hóa tạo năng lượng của vi khuẩn -(NH4)2SO4, NaCl, K2HPO4 và Na2HPO4: nguồn cung cấp các nguyên tố cho quá trình tổng hợp các chất Câu 5: A, P. denitrificans thích hợp nhất để giảm nồng độ nitrat do nó có khả năng khử nitơ ( hay nitrat) và tạo thành nitơ khí quyển (N2), và nó sống dưới nước B, C. novyi do vk này hô hấp kị khí bắt buộc C, T. thiebautii do vk này có thể sử dụng nitơ khí quyển (N2) để cố định đạm tạo thành NH4, và vk này cũng sống ở dưới nước D, C. novyi do đây là vi khuẩn gram dương Câu 6: A, Virus lây nhiễm được vào những dòng tế bào: Hela chuyển gen, Dơi, Cầy hương Do sau khi bổ sung virus phát hiện huỳnh quang vàng ( kết quả sự sự trộn lẫn màu đỏ và màu lục ) chứng tỏ đã có sự xuất hiện của vỏ ngoài virus mang huỳnh quang đỏ B, Kết quả thu được không ủng hộ giả thuyết X là thụ thể của virus do ở chuột có sự biểu hiện của thụ thể X nhưng lại không bị nhiễm virus sau khi đã bổ sung virus C, - RNA(+) sau khi xâm nhập được vào tế bào chúng đóng vai trò ngay là 1 mRNA để dịch mã tổng hợp các enzyme cần thiết cho quá trình nhân lên của virus ( như enzyme RNA pol phụ thuộc RNA ko có sẵn trong tế bào chủ,…) - sự sao chép vật chất di truyền: RNA(+)  RNA(-)  RNA (+) Sự tổng hợp diễn ra nhờ enzyme RNA pol phụ thuộc RNA, RNA(+) đc tạo ra vừa đóng vai trò là genome của virus mới, vừa đóng vai trò là mạch khuôn cho quá trình dịch mã tổng hợp các protein cấu trúc cần thiết cho sự lắp ráp virus mới -Quá trình lắp ráp hoàn thành virus sẽ giải phóng ra khỏi tế bào bằng cách xuất bào D, - cơ chế tác động của thuốc là: ngăn chặn sự kéo dài chuỗi nucleotit đang tổng hợp của virus do không có đầu 3’OH để hình thành liên kết phosphodieste với nu mới được gắn vào - Đặc điểm ở các virus RNA nói chung làm thuốc có hiệu quả cao: chúng sử dụng các nguyên liệu có sẵn của tế bào chủ ( như là các nucleotit tự do) để sinh tổng hợp các chất và chúng thường sinh tổng hợp ở tế bào chất chứ ko vào trong nhân do vậy ko ảnh hưởng đến quá trình nhân đôi DNA của tế bào chủ

- Đặc điểm đó đem lại ưu thế là giúp genome của chúng có thể đc dịch mã nhanh chóng ngay khi vừa đc sao chép xong, và các quá trình vận chuyển cũng ít tiêu tốn năng lượng hơn Câu 7: A, sự khác biệt ở đây có thể do khả năng chịu lạnh của từng giống lúa: lúa tám thơm chịu lạnh kém, các giống lai chịu lạnh tốt B, (1) Chiếu ánh ánh sáng đỏ vào cây đậu dại không làm thay đổi mức độ kéo dài thân do ta thấy tỷ lệ Pfr dù thay đổi nhưng mức độ kéo dài thân vẫn ko đổi (2) Chiếu ánh sáng đỏ xa vào cây gạo có làm thay đổi mức độ kéo dài thân do ta thấy tỷ lệ Pfr thay đổi làm mức độ kéo dài thân, cụ thể là càng chiếu as đỏ ( tỷ lệ Pfr tăng do Pr hấp thu as đỏ tạo thành Pfr) thì mức độ kéo dài thân càng giảm Pfr ức chế sự kéo dài thân của lúa (3) Mức độ kéo dài thân của cây gạo trong tối cao hơn ngoài sáng do trong tối xảy ra quá trình phân hủy Pfr và chuyển đổi Pfr thành Pr làm giảm tỷ lệ Pfr dẫn dến tăng mức độ kéo dài thân Câu 8: A, - con đường vận chuyển điện tử vòng trong pha sáng quang hợp ở thực vật: P700 chất nhận e- sơ cấp  feredoxin  phức hệ cytochrome b6f plastocyaninP700 - Khi không có quang phân ly nước, quá trình tổng hợp ATP theo con đường này được thực hiện theo cơ chế vận chuyển điện tử vòng do con đường vận chuyển điện tử không vòng cần H2O để bù điện tử cho P680 nếu không thì con đường ko tiếp diễn đc, con đường vận chuyển điện tử vòng P700 đc bù điện tử đã mất bằng chính phức hệ tham gia vào chuỗi truyền diện tử Pc nên ko cần H20 để bù điện tử B, sự vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và vào yếu tố ống rây (tế bào ống rây) có bị ảnh hưởng do sự vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và vào yếu tố ống rây (tế bào ống rây) cần hoạt động của bơm proton bơm H+ ra ngoài tế bào làm cho nồng độ H+ cao hoạt hóa sự vận chuyển đồng cảng cùng chiều qua kênh H+/ sucrose làm cho sucrose di vào đc tế bào kèm và vào yếu tố ống rây ức chế đặc hiệu chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp làm không tạo ra đc ATP dânx đến bơm proton không hoạt động đc  sự vận chuyển đồng cảng ko diễn ra Câu 9: A, ở điều kiện pH trung tính (=7) ta thấy sự hòa tan các chất khoáng kém trừ canxi , lưu huỳnh, nitơ cây ko hấp thụ đc những chất khoáng ko hòa tan  Cây không sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện pH trung tính do thiếu khoáng

B, - Triệu chứng thiếu khoáng của nguyên tố N,P,K,Mg,Zn trong các nguyên tố bên biểu hiện trước ở lá già do các nguyên tố này có khả năng di động khi lá cây già sắp rụng có nguyên tố này đc thu hoòi để cung cấp cho các lá non - Triệu chứng thiếu khoáng của nguyên tố S, Fe, Ca, Cu trong các nguyên tố bên biểu hiện trước ở lá non do chúng ko có khả năng di động C, Khi đất trồng bị kiềm hoá với pH ≈ 8.0, sự hấp thu những nguyên tố P, K, Mg, Fe, Cu, Zn bị ảnh hưởng pH cao làm các nguyên tố này không đc giải phóng khỏi hạt keo đất ko hòa tan vào nước đc để cây hấp thụ Câu 10: A, - sự lọc glucose; đường đỏ -sự bài tiết glucose qua nước tiểu: đường xanh lá -sự tái hấp thu glucose: đường xanh dương Do sự lọc sẽ tỷ lệ thuận với tỷ lệ glucose trong huyết tương do vậy đường đồ thị se tăng tuyến tính; sự tái hấp thụ thì đến 1 thời điểm sẽ bão hòa do cơ thể chỉ cần 1 lượng nhất định; sự bài tiết sẽ phụ thuộc vào sự lọc và sự tái hấp thụ do vậy sẽ biểu hiện cho hiệu của 2 đại lượng này B, nồng độ glucose tái hấp thu tối đa là khoảng 380ml do nhìn đồ thị ta thấy đến khoảng giá tri này đường đồ thi đi ngang C, tốc độ lọc ở một cầu thận: (55-(28+11)).12=192 (ml/phút) Câu 11: A, huyết áp thay đổi nhiều hơn động mạch hẹp do ở động mạch hẹp có nhiều cơ trơn ở lớp thành hơn do vậy khả năng co dãn tốt hơn huyết áp có thể thay đổi hơn B, dòng máu tuần hoàn trong mạch giảm do hàm lượng cholesteron máu cao làm lòng mạch trở nên hẹp vận chuyển đc ít máu hơn (Q giảm) C, người sống ở độ cao 3000m so với mực nước biển sẽ có sức cản lên dòng máu tăng so với người sống ở vùng đồng bằng (0m so với mực nước biển) do người sống ở trên núi cao có không khí loãng, nồng độ O2 không khí thấp nên máu nghèo O2 tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh, kích thích thần kinh giao cảm làm co mạch tăng sức cản dòng máu D, Để duy trì dòng máu bình thường, huyết áp của người này phải tăng lên bằng (10/8)^4 lần của người bình thường

Câu 12: A, tế bào thần kinh A và C khi bị kích thích làm xuất hiện xung thần kinh ở D do vậy A, C làm xuất hiện xung thần kinh hưng phấn sau synap làm xuất hiện kích thích ở D Khi kích thích cả 3 tế bào A,C,B (tn 3) thì ko có tín hiệu ở D chứng tỏ B làm xuất hiện xung thần kinh ức chế sau synap dẫn đến kich thích ko đc truyền đến D B, A,C: acid glutamic, acetylcholine B: glyxin, NO, GABA