B A Cơm Ngày Đói [PDF]

Đoạn trích nằm ở gần cuối tác phẩm, miêu tả diễn biến tâm lí và hđ của các nhân vật bà cụ Tứ, tràng, Thị trong bữa cơm đ

22 1 80KB

Report DMCA / Copyright

DOWNLOAD PDF FILE

B A Cơm Ngày Đói [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

Đoạn trích nằm ở gần cuối tác phẩm, miêu tả diễn biến tâm lí và hđ của các nhân vật bà cụ Tứ, tràng, Thị trong bữa cơm đầu tiên. Khát quát tình huống truyện: ………….. sự kiện này tạo nên bước ngoặt của tác phẩm và góp phần làm hoàn chỉnh bức tranh cảm động về tình người trong nạn đói. Ấn tượng nhất trong bức tranh đó chính là cảnh bữa cơm đầu đón nàng dâu của gia đình Tràng.

LUẬN ĐIỂM 1: BỮA CƠM NGÀY ĐÓI TRÔNG THẬT THẢM HẠI Đó chính là bữa cơm mừng ra mắt con dâu của gia đình nhà bà cụ Tứ. Tuy nhiên, bằng ngòi bút miêu tả hiện thực đầy gai góc, ám ảnh của mình, tác giải đã khát quát bữa cơm ấy trong một câu văn chân thực đến xót xa “Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại” Hai từ thảm hại đã nói lên tính chất của bữa cơm ấy, hay cũng chính là hoàn cảnh đói khổ của gia đình Tràng. Bữa cơm ấy đơn sơ, đạm bạc đến nỗi chỉ có gỏn gọn: “một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo”. Món chính là cháo, nhưng lại là “niêu cháo lòng bõng”. “Lõng bõng” là từ láy miêu tả hình ảnh gợi tả nồi cháo loãng nước nhiều hơn cái. Món kèm thêm càng tô đậm cho sự kham khổ: cháo ăn với muối và rau chuối thái rối. Ngay đến cả cái mẹt bày ra dáng bữa ăn thì cũng chỉ là cái mẹt đã rách nát từ lâu. Đọc đến những câu văn này, mỗi chúng ta đều thật xót xa, thương thay cho số phận con người trong nạn đói Ất Dậu năm ấy, không chỉ gia đình Tràng mà có lẽ còn nhiều như thế những gia đình khác cũng có bữa cơm đơn sơ đến thiếu thốn như vậy. Nhà thơ Chế Lan Viên cũng đã từng tổng kết hoàn cảnh của đất nước ta trong một câu thơ đầy đớn đau: “Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ” Kim Lân thật sự đã hoàn thành sứ mệnh của một nhà văn chân chính phản ứng hiện thực cuộc sống “nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại”

LUẬN ĐIỂM 2: KHÔNG KHÍ GIA ĐÌNH TRONG BỮA ĂN THẢM HẠI Trong hoàn cảnh đói khổ gieo rắc chết chóc khắp nơi, bữa ăn có vẻ đạm bạc đó thực ra lại là cả một sự cố gắng lớn lao từ người mẹ là bà cụ Tứ, bà đã cố gắng cóp nhặt, chắt chiu để tạo ra một bữa ăn mừng cô con dâu mới, tuy sẽ có chút xót xa tủi hổ, nhưng đó là cả tấm lòng của mẹ, muốn lo lắng tươm tất chu toàn cho con. Chính vì vậy mà bữa cơm hôm ấy, “cả nhà đều ăn rất ngon” trong không khí hòa thuận, ấm áp. Hiện thực dẫu có khó khăn nhưng con người vẫn cùng nhau thắp lên ngọn lửa ấm áp cho căn nhà đơn sơ của mình. Cũng chính trong hoàn cảnh ấy, mà tình cảm con người trao nhau mới thật chân tình làm sao. Nhà văn Tô Hoài đ ã viết: “Chưa bao giờ trong nhà này, mẹ con

lại đầm ấm, hòa hợp đến thế” Vừa ăn, bà cụ vừa kể chuyện cho các con nghe, bà nói “toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau này” như muốn tiếp thêm niềm tin, sức mạnh động lực hy vọng cho các con. Bà khuyên nhủ con chịu khó làm ăn rồi may ra ông trời thương, không ai giàu ba họ không ai khó ba đời. Sự ấm áp đầy tình thương mà bà cụ Tư dành cho Tràng và thị khiến cho người đọc vô cùng cảm động, để rồi từ đó Kim lân đã ngợi ca những người mẹ Việt Nam sớm hôm tần tảo nuôi con. Trên cái nền hiện thực tối tăm, con người ta vẫn có những giấc mơ thật đẹp đẽ, vẫn thắp lên cho mình những niềm tin tường như khó thành hiện thực nhưng vẫn làm ấm lòng biết bao. Niềm tin tưởng, lạc quan ấy đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân, bữa cơm ngày đói đặt vào hoàn cảnh khó khăn đã làm nền cho sức sống con người, họ vẫn hướng về nhau, hướng về sự sống, đúng như Kim Lân từng nhận định: “Cái đói lấn át tất cả mọi người nhưng không lấn át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ”. Kim Lân phải là một cây bút đầy nhiệt huyết mới có thể khám phá ra “những hạt ngọc ẩn chứa dưới bề sâu tâm hồn đó” của những người lao động nghèo khổ. LUẬN ĐIỂM 3: CHI TIẾT NỒI CHÁO CÁM Tuy nhiên không khí vui vẻ bị ngưng lại khi “niêu cháo lõng bõng nước, mỗi người hai lưng đã hết nhẵn”. Biết đây là bữa cơm đầu tiên của các con “nên vợ nên chồng”, nên người mẹ già đã cố chắt chiu hết những gì có thể ăn được còn sót lại. Có cả bữa ăn chính và món phụ. Bà cụ Tứ như muốn tạo bất ngờ, nên vui vẻ nhìn hai con ra vẻ háo hức: “Chúng mày đợi u nhá, tao có cái này hay lắm.” Bà lật đật chạy xuống bếp bưng ra một nồi chè khoán. Nếu như bát cháo hành trong Chí Phèo là liều thuốc giải độc đối với “những con quỷ dữ” như Chí Phèo thì nồi cháo cám chính là tấm lòng yêu thương chân thực, cảm động của người mẹ nghèo khổ đối với những đứa con trong ngày đón dâu mới. Những hành động lật đật, lễ mễ cho ta thấy được sự nhanh nhẹn, niềm vui lạc quan trong bà cụ Tứ và bà muốn lan tỏa sự ấm áp đó để các con có niềm tin vào tương lai. Bà quả là một người mẹ đảm đang, tần tảo ( mặc dù đã già nhưng vẫn dậy sớm chắt chiu bữa cơm ngày đói cho con). Rồi trong niềm vui giản dị của người mẹ luôn muốn con mình được ăn no, bà lão vừa khuấy vừa cười: “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ” Cái ngon lúc này không còn là cái thơm ngon mà vị giác có thể cảm nhận được mà là cái ngon của xúc cảm của tâm hồn.

Nhưng thực tại mới phũ phàng làm sao. Bát cháo cám như đập tan không khí hạnh phúc đầu buổi ăn, mang vị đắng ngắt y như chính hương vị cuộc sống của con người lúc này vậy. Nó vừa mặn chát, vừa xót xa, trong khốn cùng, người ta phải ăn cháo cám để sống qua ngày. Thứ cám đắng trong nạn đói lại trở thành thứ mà khối nhà chả có mà ăn, như một sự rẻ rúng cho kiếp người mỏng manh, họ không khác nào đang bị “vật hóa” đầy đau đớn. Hiện thực khốc liệt lại một lần nữa đe dọa khát vọng sống mong manh của con người, vừa được nhen nhóm thì ngay lập tức bị đe dọa bởi hiện thực đói khổ. Nỗi xót xa, buồn tủi trên trang văn của Kim lân như thấm sang cả người đọc. Vợ nhặt của ông xứng đáng là tấm gương phản chiếu diện mạo lịch sử đất nước những năm 1945. Đây được coi là một chi tiết đắt giá, nó vừa gợi lên cái nghèo đói cùng cực, vừa cho thấy tình người cao đẹp trong đó. Và tuy vậy, dù có chút thất vọng, nhưng không một ai hờn trách. Mẹ Tràng thì đon đả khen ngon đáo để, có lẽ là cái ngon về tinh thần hơn là cảm giác ngon bình thường khác. Người mẹ già ấy đã gác lại nỗi lo về thương lai, gạt đi sự xa cách, ngượng ngùng với người con dâu mới để khơi chút niềm vui cho gia đình. Bên tận cùng nỗi xót xa, ta lại cảm động vô cùng trước mênh mông tấm lòng người mẹ. Hơn nữa, chẳng phải ngẫu nhiên Kim Lân lại để cho người mẹ già nua tuổi tác, xế bóng ngả chiều lại là người khơi niềm vui trong thảm cảnh ngày đói. Là Kim Lân thấy lửa, khơi lửa và tin rằng có lửa ngay trong đống tro tưởng sắp lụi tàn, thấy mầm xanh sự sống chẳng những vươn lên từ thân non hay một đời cây cường tráng mà còn khỏe khoắn vươn lên từ chính một gốc cây sắp tròn cổ thục. Không nghi ngờ gì nữa, món chè khoán của bà cụ Tứ làm một chi tiết Kim Lân trọn vẹn gởi trao niềm tin và khát vọng sống của con người. Chi tiết bát cháo cám cũng thể hiện khát khao hạnh phúc gia đình của người đàn bà vô danh. Vợ Tràng không còn chao chát đỏng đảnh như hôm gặp trên phố nữa mà thị đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới. Chính vì thế mà tất cả ba người cùng tin vào một tương lai sẽ tốt đẹp hơn.Ta hiểu thị nhắm mắt đưa chân không đơn thuần vì miếng ăn, thị không bỏ đi khi chứng kiến gia cảnh bần hàn của Tràng, nay ta càng thấu hiểu sâu sắc hơn cái khát vọng có một bến đỗ cho con thuyền phiêu dạt, một tổ ấm dừng chân nơi thị trong cái cử chỉ “ điềm nhiên và vào miệng miếng cháo cám”. Cái cử chí và thái độ ấy cho thấy thị thật ý tứ, sẵn sàng đồng cam cộng khổ với gia đình Tràng. Hạnh phúc mong manh vừa nhen nhóm ấy, phải chăng cần lắm những đôi bàn tay nâng niu như vậy. Lời nói của bà cụ Tứ và hành động của người con dâu chính là cách những người phụ nữ giữ gìn, bảo vệ và vun đắp cho niềm hạnh phúc vừa mới chớm nở.

Kim Lân đã chứng minh cho ta thấy rằng, ngay cái giây phút bị “vật hóa” ấy, chất người vẫn luôn sống và tồn tại. Dẫu cho bị cái đói hành hạ ra sao, họ vẫn khát khao về một ngày mai tươi sáng và được sống cho đúng nghĩa con người bằng tình nghĩa với nhau cũng như không ngừng khao khát được sống như một con người. Tuy nhiên, như chính Kim Lân đã nói rằng: “Thực tại luôn kéo người ta lại với nó”. Niềm vui của bà cụ Tứ cuối cùng vẫn chỉ là một niềm vui mỏng manh, le lói, một niềm vui thất thế trước “nghẹn bứ trong cổ” mà thôi. Cũng vì vậy, mà “nồi cháo cám” trở thành linh hồn của tác phẩm, vừa mang giá trị hiện thực, vừa mang giá trị nhân đạo lớn lao. Bên cạnh đó, thị còn là người phụ nữ am hiểu về thời sự khi kể về câu chuyện phá kho thóc nhật chia cho người nghèo ở Bắc Giang, Thái Nguyên, khơi trong trí óc Tràng những bước chân Cách mạng dẫu chưa được định hình rõ ràng trong tiếng trống thuế dồn dập. Nhưng ta có quyền tin rằng, với tình yêu thương gia đình và trách nhiệm của một người chồng, người con, Tràng sẽ có những hành động mang tính đột phá để cứu lấy cả gia đình trong nạn đói. TIỂU KẾT: Trong văn học Việt Nam, ngoài tình phụ tử như của Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, thì tình mẫu tử trong đoạn trích ‘Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng, hay tấm lòng bao dung, vị tha, giàu đức hy sinh của người đàn bà vô danh trong “CTNX” thật đáng trân trọng biết bao. Có thể nói, quả thật, không có kì quan nào đẹp đẽ nào mà trường tồn bất tử hơn tình mẹ. “Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con” Chúng ta sẽ nhớ mãi những trang viết xúc động và dào dạt tình mẹ trong “Hòn đất” của Anh Đức, hay Người mẹ cầm súng của Nguyễn Đình thi, và cũng không thể nào quên nhân vật Bà Cụ Tứ trong Vợ nhặt của Kim Lân. Với hình tượng bà cụ Tứ, Kim Lân đã tái hiện xuất sắc hình ảnh người mẹ Việt Nam với đức tính hiền lành, bao dung. Mẹ còn giàu tình yêu thương con đến mãnh liệt, luôn lo nghĩ cho con, tủi hổ xót xa khi không lo được cho con tròn vẹn. Chính vì vậy mà bà cụ Tứ là nhân vật tiêu biểu cho tính người và lòng nhân ái, đây cũng chính là 2 giá trị mang ý nghĩa lớn lao trong truyền thống dân tộc Việt Nam: “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách” mà Kim Lân đã gửi gắm vào thông điệp ẩn dưới những trang viết của mình. Nhân vật bà cụ Tứ đã góp phần thể hiện chiều sâu nhân đạo của tác phẩm, đó chính là sự phát hiện và trân trọng vẻ đẹp của những người mẹ nông dân nghèo khổ nhưng ẩn chứa trong mình những phẩm chất tốt đẹp. Đồng

thời, nhân vật này còn in đậm dấu ấn phong cách sáng tác của Kim Lân, một cuộc đời luôn hướng về những người nông dân nghèo khổ, một ngòi bút luôn đầy ắp ấm áp và tình yêu thương. NGHỆ THUẬT: Nhà văn đã đặt nhân vào vào một tình huống truyện vô cùng độc đáo: tình hướng nhặt vợ trong nạn đói, diễn biến tâm lí nhân vật được miêu tả tinh tế, ngôn ngữ trần thuật giản dị, phù hợp với tính cách nhân vật và nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, kịch tính…