32 0 187KB
LSS 1.
Mục đích của hoạt động phân nhóm các hệ thống pháp luật là gì?......................................................2
2.
Trong số các tiêu chí phân nhóm các hệ thống pháp luật thì tiêu chí nào là quan trọng nhất? Tại sao? 2
3. Phân tích vai trò của mỗi tiêu chí phân nhóm trong việc xây dựng bản đồ hệ thống pháp luật thế giới. (DQ)............................................................................................................................................................3 4.
Hệ thống pháp luật có mấy cách hiểu? Đặc điểm khác biệt của những cách hiểu này? (QT)...............3
5.
Tại sao tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với khái niệm hệ thống pháp luật theo nghĩa rộng? (HN) 4
6.
Cho biết xu hướng phát triển của các hệ thống pháp luật trên thế giới. (TTran)..................................4
7.
Phân tích điều kiện để phân nhóm hệ thống pháp luật Hồi giáo. (M.Uyen).........................................5
8.
Phân tích các nguồn của pháp luật Hồi giáo. (QVy)............................................................................6
9. Phân tích sự tương đồng và khác biệt của pháp luật Châu Âu lục địa và pháp luật Xã hội chủ nghĩa. (Vie)............................................................................................................................................................8 Nhận định đúng, sai và giải thích tại sao...................................................................................................10 1.
Nguồn gốc pháp luật là tiêu chí quan trọng nhất để phân nhóm các hệ thống pháp luật. (Vie)..........11
2. Dòng họ pháp luật, họ tộc pháp luật, gia đình pháp luật, truyền thống pháp luật và hệ thống pháp luật là những khái niệm có nội hàm tương đồng nhau. (Vie)............................................................................11 3. Việc xây dựng bản đồ các hệ thống pháp luật trên thế giới chỉ nhằm mục đích giảng dạy luật học. (QVy)........................................................................................................................................................11 4. Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa và hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đều có chung nguồn gốc hình thành từ Luật La Mã cổ nên tương đồng nhau. (QVy).......................................................................11 5.
Hình thức pháp luật thành văn không tồn tại trong hệ thống Thông luật. (M.Uyen)..........................12
6. Hệ thống pháp luật Thông luật và hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa được đặc trưng bởi sự thủ tiêu đối với luật tư. (M.Uyen)...........................................................................................................................12 7. Cách mạng Tư sản (thế kỷ XVIII) là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự phân chia thành luật công và luật tư trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa. (TTRan).......................................................................12 8.
Trong tất cả các hệ thống pháp luật, luật thực định có vai trò quan trọng hơn luật tố tụng. (TTran)..13
9. Trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, tất cả các thẩm phán đều không có quyền ban hành án lệ. (QT)...........................................................................................................................................................13 10. Họ pháp luật Thông luật được đặc trưng bởi hoạt động xây dựng án lệ của thẩm phán nên không sử dụng kĩ thuật pháp điển hóa. (DQ)........................................................................................................13
Câu hỏi lý thuyết 1.
Mục đích của hoạt động phân nhóm các hệ thống pháp luật là gì? Phân nhóm các hệ thống pháp luật nhằm 2 mục đích:
+ Giảng dạy (các cơ sở đào tạo sẽ tổ chức lớp học chung cho 1 truyền thống PL chứ kh cần thiết phải tổ chức từng lớp học riêng cho mỗi HTPL) + Nghiên cứu khoa học pháp lý (khi nắm bắt đc thông tin về đặc điểm của 1 truyền thống pháp luật, người nghiên cứu có thể biết đc các đặc điểm này cũng xuất hiện ở các nc thuộc họ PL đó. Vì vậy có thể tiết kiệm thời gian, công sức nghiên cứu) 2. Trong số các tiêu chí phân nhóm các hệ thống pháp luật thì tiêu chí nào là quan trọng nhất? Tại sao? Vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định tiêu chí cũng như các tiêu chí cụ thể để phân nhóm các HTPL. Mỗi quan điểm của các tác giả có những ưu nhược điểm nhất định. Các tiêu chí thường được sử dụng trong hoạt động phân nhóm các HTPL trên thế giới: (1)
Hình thức pháp luật.
(2)
Nguồn gốc pháp luật
(3)
Vai trò làm luật của cơ quan tư pháp
(4)
Phân chia luật công và luật tư
(5)
Mối tương quan giữa luật nội dung và luật tố tụng
(6)
Pháp điển hóa pháp luật
* Không có tiêu chí quan trọng nhất vì mỗi tiêu chí có vai trò riêng do đó phải sử dụng kết hợp nhiều tiêu chí . Ví dụ như Réne David đã kết hợp hai tiêu chí để phân nhóm hệ thống pháp luật, đó là kỹ thuật pháp lý và hệ tư tưởng để phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành bốn hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil law), hệ thống pháp luật Anh-Mỹ (Common law), hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa, hệ thống luật dựa trên tôn giáo và các chính sách truyền thống khác (Luật hồi giáo, Luật Hindu, Luật của một số nước vùng Đông Á và pháp luật một số nước châu Phi)
3. Phân tích vai trò của mỗi tiêu chí phân nhóm trong việc xây dựng bản đồ hệ thống pháp luật thế giới. (DQ) Các tiêu chí khác nhau có tầm quan trọng khác nhau trong việc phân nhóm các hệ thống pháp luật (6 tiêu chí) => a) Tiêu chí Nguồn gốc PL: Luật La Mã cổ (Châu Âu lục địa và XHCN) và Tập quán cổ của nước Anh (thông luật) => b) Tiêu chí hình thức PL: giúp nhận biết sự tương đồng và khác biệt giữa các HTPL thông qua sự thể hiện ra bên ngoài dựa vào hình thức của PL. Các QG có hình thức PL chủ yếu là luật thành văn sẽ thuộc về hệ thống PL Châu Âu lục địa hoặc XHCN. Các HTPL có hình thức PL chủ yếu là tiền lệ pháp (thuật ngữ hẹp của luật bất thành văn) sẽ thuộc về hệ thống Thông luật => c) Tiêu chí sự phân chia luật công và luật tư: Các QG mà trong đó HTPL đc phân chia thành 2 mảng là luật công và luật tư sẽ thuộc về HTPL Châu Âu lục địa, ở các hệ thống Thông luật và XHCN thì không có sự phân chia này. => d) Tiêu chí vai trò của luật thực định và luật tố tụng: Ở các QG thuộc họ PL Châu Âu lục địa và PL XHCN luật thực định có vai trò quan trọng hơn so vs luật tố tụng. Ở các nước thuộc họ Thông luật thì luật tố tụng giữ vai trò quan trọng hơn so vs luật thực định => e) Tiêu chí vai trò làm luật của thẩm phán: Ở các nước thuộc họ Châu Âu lục địa và XHCN thẩm phán chỉ có chức năng xét xử mà không có quyền ban hành án lệ ngược lại ở các nước Thông luật bên cạnh thẩm quyền xét xử thì thẩm phán còn có quyền ban hành án lệ theo quy định PL. Tuy nhiên ở các nước thuộc truyền thống PL thành văn vẫn có ngoại lệ trong 1 số trường hợp đặc biệt, thẩm phán vẫn có thể ban hành án lệ vs tư cách là nguồn của PL hoặc nguồn bổ trợ của PL vd: tòa án tối cao của Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản,.. => f) Tiêu chí Mức độ pháp điển hóa của PL: Ở các nước thuộc họ PL Châu Âu lục địa và XHCN PL có mức độ pháp điển hóa rất cao do sử dụng hình thức PL thành văn. Ngược lại ở các nước Thông luật, pháp điển hóa diễn ra hạn chế hơn (do sử dụng hình thức án lệ là chủ yếu) 4. Hệ thống pháp luật có mấy cách hiểu? Đặc điểm khác biệt của những cách hiểu này? (QT) .
Hệ thống PL (theo nghĩa hẹp)
Tổng thể các QPPL có mlh nội tại thống nhất đc phân định thành các chế định luật, các ngành luật cấu thành nên HTPL QG .
Hệ thống PL (theo nghĩa rộng) – HTPL Thế giới
Nguyên nhân dịch thuật và cách tiếp cận khác nhau dẫn đến sự khác biệ t về tên gọi của HTPL theo nghĩa rộng. Hệ thống pháp luật theo nghĩa rộng có các tên gọi: • Dòng họ PL/họ tộc PL/Gia đình PL (family of law): Nhấn mạnh về tính kế thừa lịch sử từ luật La Mã cổ • Truyền thống PL (tradition of law): nhấn mạnh về sự tương đồng về văn hoá truyền thống tập quán Anh cổ. Đây là tập hợp các hệ thống pháp luật có những điểm tương đồng về nguồn gốc, lịch sử hoặc hình thái KTXH cấu thành nên các đặc trưng riêng. 5. Tại sao tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với khái niệm hệ thống pháp luật theo nghĩa rộng? (HN) Bởi vì cách tiếp cận và dịch thuật khác nhau, thế nên khái niệm hệ thống pháp luật có nhiều cách gọi khác nhau bao gồm: Traditional law: được dịch thành truyền thống pháp luật. Thông thường các quốc gia trong hệ thống pháp luật common law sẽ sử dụng thuật ngữ này. Gọi như thế là vì nguồn gốc của common law được cấu thành từ tập quán Anh cổ, nước Anh đã mang theo truyền thống văn hóa của họ đến các nước thuộc địa. Dẫn đến việc các quốc gia này bị ảnh hưởng truyền thống và pháp luật quốc gia của họ mang tính truyền thống. Family law: được dịch thành dòng họ pháp luật/ gia đình pháp luật/ họ tộc pháp luật, mang tính kế thừa lịch sử. Luật La Mã cổ đã tạo ra một nền tảng chung tác động lên các hệ thống pháp luật sau này.
6. Cho biết xu hướng phát triển của các hệ thống pháp luật trên thế giới. (TTran) Các HTPL đang phát triển theo hướng ngày càng xích lại gần nhau trước nhu cầu toàn cầu hóa về Thương mại các HTPL tiếp nhận các giải pháp PL từ các QG phát triển khác
để hoàn thiện cho HTPL của mình (vd việc sử dụng án lệ ở VN, thừa phát lại, công chứng tư) Xích lại gần nhau theo nghĩa là những đặc điểm khác nhau ngày càng giảm bớt, những điểm tương đồng ngày càng nhiều. Minh chứng cho xu hướng này là sự tiếp nhận lẫn nhau giữa 2 HTPL là thông luật và dân luật. Vd: chúng ta thường coi án lệ là nguồn luật đặc trưng của hệ thống common law nhưng chúng ta cũng bắt gặp nó trong các hệ thống khác như civil law, HTPL hồi giáo,..
7. Phân tích điều kiện để phân nhóm hệ thống pháp luật Hồi giáo. (M.Uyen) - Pháp luật Hồi giáo hoàn toàn độc lập với Luật Hồi giáo: Pháp luật Hồi giáo được coi là một trong những biểu tượng của đức tin. Nó không phải là một lĩnh vực khoa học độc lập mà chỉ là một khía cạnh của đạo Hồi mà thôi. Mục đích cơ bản là chỉ cho người dân theo đạo cách thức xử sự thế nào cho phù hợp với tôn giáo. Nó là phần thứ hai trong hai phần lớn của đạo Hồi, bao gồm: phải tin vào cái gì và phải làm hay không được làm cái gì. Về nguyên tắc pháp luật này chỉ áp dụng với những người theo đạo Hồi tuyệt đối sẽ không có hiệu lực gì nếu một trong các bên không phải người theo đạo. Pháp luật Hồi giáo là một hệ thống các quy định tôn giáo hoàn toàn độc lập, không chịu sự chi phối cũng như độc lập với bất cứ sự hỗ trợ nào của nhà nước và chính quyền. Về bản chất, đạo Hồi là một thứ tôn giáo – đạo luật. Do đó có thể nói “pháp luật đạo Hồi là sự kết tinh của tinh thần đạo Hồi chính thống, là sự phản ánh rõ nét nhất của tư tưởng đạo Hồi, mắt xích chính trong đạo Hồi” – theo Bergstrasser. - Pháp luật chịu ảnh hưởng của đạo Hồi, nhất là các quốc gia coi đạo Hồi là quốc giáo như Iran, Afghanistan. Nhiều giáo điều của đạo Hồi được thể chế hoá trong luật thực định; - Pháp luật cho phép các công dân, nhất là công dân Hồi giáo, chỉ đứng trước tranh chấp, lựa chọn hoặc luật Hồi giáo hoặc luật thực định của quốc gia. Chính vì vậy, trong các nước Hồi giáo, bên cạnh toà án nhà nước còn có toà án của đạo Hồi (Toà Shariah). - Pháp luật Hồi giáo có mức độ ảnh hưởng rất khác nhau tại các nước đạo Hồi, bởi lẽ mỗi quốc gia lại có sự phát triển xã hội và nhà nước đặc thù riêng biệt. Có thể phân loại thành các nhóm sau đây: + Nhóm thứ nhất: Bao gồm các nước đã từng đi theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa và có dân cư đạo Hồi. Nơi đây, pháp luật lúc đầu được xây dựng theo chế định Xã Hội Chủ Nghĩa. Sau khi nó tan rã, sụp đổ thì có xu hướng quay lại với truyền thống Châu Âu
– Lục địa. Pháp luật được dựa trên những nguyên tắc rất khác biệt với những gì gọi là tôn chỉ của luật Hồi giáo. Các tòa án không bao giờ chấp nhận việc áp dụng pháp luật đạo Hồi, nó chỉ được tuân thủ một cách âm thầm trong dân chúng – những người theo đạo mà thôi. Điển hình chính là các nước Kazakhstan, Turkmenistan, Kirghiizta, Anbania…. + Nhóm thứ hai: Là các nước tuy có hình thái “pháp luật hiện đại” – tạo hành lang pháp lý cho những quan hệ xã hội mới, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại luật Hồi giáo được vận dụng để điều chỉnh những mặt riêng biệt của đời sống xã hội liên quan đến những vấn đề nhân thân, chế định tôn giáo… Các quốc gia này lại được chia ra thành những nhóm nhỏ phụ thuộc vào việc “pháp luật hiện đại” được xây dựng theo hình mẫu nào. Bao gồm những nước có hình mẫu pháp luật common law như Bangladesh, Malaysia, Nigeria và các nước theo hình mẫu civil law như các nước Châu Phi nói tiếng Pháp, một số nước nói tiếng Ả Rập, Iran, Indonesia… + Nhóm thứ ba: Bao gồm những nước được xem như có hệ thống pháp luật Hồi giáo tiêu biểu: Afganistan, Koweit, Quatar, Ả Rập Xê-út, Yemen, Jordannie, Bahrein, U.A.E, … Ở các quốc gia này, đạo Hồi là quốc đạo, được ghi nhận như một tôn giáo chính thống. Người dân sống trong sự điều chỉnh của các quy phạm, các nguyên tắc Hồi giáo bởi pháp luật taị đây thừa nhận tính tối cao của luật Hồi giáo. Còn nhà nước chỉ có vai trò giữ gìn, đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc chính thống của đạo Hồi mà thôi. 8. Phân tích các nguồn của pháp luật Hồi giáo. (QVy) Pháp luật Hồi giáo gồm có 4 nguồn cơ bản đó là: Kinh Quran, Kinh Sunna, Idjmá và Qiyás. Kinh Quran được coi là nguồn chủ đạo của pháp luật Hồi giáo, là nguồn luật tối cao và quan trọng nhất. Là một cuốn thánh kinh bao gồm 6.237 câu thơ chia thành 30 phần, 114 chương. Chỉ có khoảng 200 câu thơ (khoảng hơn 3%) có liên quan đến pháp luật, trong đó có các nguyên tắc pháp luật; các quy định điều chỉnh các quan hệ dân sự và hôn nhân gia đình; các quan hệ hình sự; các quan hệ tố tụng; các quan hệ thương mại, tài chính và quan hệ quốc tế. Dù không quy định đầy đủ, chi tiết các ngành nhưng phạm vi điều chỉnh rất rộng Ví dụ: Luật Gia đình được quy định trong khoảng 70 khổ thơ; khoảng 30 khổ thơ được coi là đặc trưng cho Luật Hình sự; các vấn đề liên quan đến Luật Quốc tế thì cũng được quy định trong khoảng 20 khổ thơ. Các vấn đề liên quan đến tôn giáo, nghi lễ, nghi thức và luật pháp rất ngắn gọn trong Quran và hầu
như mang tính nguyên tắc, không cụ thể. Hơn thế nữa, vẫn có một số vấn đề bỏ ngỏ, chưa được đề cập. Các lời dạy của thánh Allah, mọi tín đồ phải tin tưởng tuyệt đối Do còn một số vấn đề mà Kinh Quran không đề cập đến, vì vậy cần phải có nguồn luật bổ trợ; đây chính là tiền đề để nguồn luật quan trọng thứ hai của Luật Hồi giáo ra đời, đó là Kinh Sunna. Kinh Sunna (là nguồn bổ sung cho Quran), là những lời khuyên dạy, cấm đoán của Mohammed chủ yếu đề cập đến các phong tục tập quán mang tính truyền thống. Có thể so sánh coi Quran như là kinh cựu ước và Sunna là kinh tân ước. Nội dung của Sunna gồm 3 loại: lời nói của tiên tri về tôn giáo; hoạt động và hành vi của nhà tiên tri và sự chấp nhận của tiên tri đối với một số hành vi nhất định của con người. Trong khi Kinh Quran chủ yếu giải quyết những nguyên tắc lớn của pháp luật, những vấn đề cốt yếu về tôn giáo và đi sâu vào chi tiết một số ít trường hợp thì Kinh Sunna đã chi tiết hóa những vấn đề đó bằng lời giải thích và hành động của nhà tiên tri và của những tín đồ ngoan đạo đi theo ông. Điển hình như: Kinh Quran cấm uống rượu, nhưng lại không nói gì về chế tài đối với hành vi này; chế tài này lại được tìm thấy trong Kinh Sunna bằng việc miêu tả rằng nhà tiên tri đã ra chế tài và bản thân ông là người thực thi hình phạt đánh roi đối với hành vi uống rượu này Khác với Kinh Quran và Kinh Sunna là hai nguồn luật của mang tính thần thánh, tự nhiên thì Idjimá lại được ra đời trên cơ sở sự thống nhất về quan điểm pháp luật của các học giả pháp lý Hồi giáo. Được xem “là nền tảng có tính chất giáo điều của pháp luật Hồi giáo” . Những vấn đề mà các nhà học giả pháp lý Đạo Hồi bàn luận là những vấn đề về con người và chính trị. Khi những vấn đề đó đạt được sự thống nhất, chúng được giải thích là Idjimá. Những khái niệm và ý kiến trong Idjimá thì không được tìm thấy trong Kinh Quran và Kinh Sunna. Đơn cử như một quy định được đề cập trong Idjimá, phụ nữ không thể trở thành thẩm phán. Quy định này không hề được đề cập trong Kinh Quran và Kinh Sunna mà lại được rút ra từ quan điểm thống nhất của các học giả pháp lý Đạo Hồi. Qiyas có thể gọi là “phương pháp suy xét theo sự việc tương tự” .Các thẩm phán của các nước theo Luật Hồi giáo có thể sử dụng tiền lệ pháp đó để giải quyết một vụ việc mới phát sinh sau này mà hướng giải quyết vụ việc đó không được đề cập trong Kinh Quran, Kinh Sunna và Idjmá. Ví dụ như đó là một tội phạm về máy vi tính, trộm cắp phần mềm máy tính, trong Kinh Quran và Sunna không đề cập đến loại tội phạm này. Hành vi này là cần thiết bị cấm nên thẩm phán phải dựa trên lý lẽ và logic để sáng tạo ra án lệ, hay còn gọi là Qiyas. (Trao thẩm quyền cho thẩm phán. Đây kh phải là án lệ mà là tinh thần gthich PL của thẩm phán căn cứ theo 3 nguồn nêu trên)
Kinh Quran và Kinh Sunna là hai nguồn luật chủ đạo nhất, có giá trị pháp lý cao nhất đồng thời thể hiện là nguồn luật mang tính thần thánh và tự nhiên, còn Idjmá và Qiyas đóng vai trò là nguồn luật bổ trợ cho hai nguồn luật trên nhưng không thể thiếu được trong hệ thống pháp luật của các quốc gia theo Luật Hồi giáo và là nguồn luật thể hiện cho sự điều chỉnh pháp luật bằng việc kết hợp những tư tưởng thần thánh tự nhiên với lý trí và sự thông thái của con người. 9. Phân tích sự tương đồng và khác biệt của pháp luật Châu Âu lục địa và pháp luật Xã hội chủ nghĩa.(Vie) Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil law system)
Giống nhau
Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (Socialist legal system)
- Đều sử dụng pháp luật thành văn làm nguồn. - Hình thức pháp luật của cả hai đều là pháp luật thành văn. - Luật thực định ở cả 2 HTPL này đều có vai trò quan trọng hơn so với luật tố tụng. - Thẩm phán chỉ có chức năng xét xử mà không có quyền được ban hành án lệ. - Trình độ pháp điển hóa đều cao do sử dụng hình thức pháp luật hành văn.
Khác nhau
Nguồn gốc
-Có nguồn gốc từ luật -Xây dựng dựa trên tư La Mã. tưởng chủ nghĩa MácLênin. Các bộ luật lớn của châu Âu lục địa như Bộ luật dân sự Napoleon 1804, Bộ luật dân sự Đức 1896 đều được hình thành trên cơ sở kết hợp tập quán địa
phương và luật La Mã. Luật La Mã còn được nghiên cứu ở các trường đại học Đức, Pháp, các nước châu Âu lục địa và được coi là nguồn luật bổ sung, được áp dụng trực tiếp nếu pháp luật thành văn, tập quán pháp luật của họ chưa có quy định đối với các quan hệ xã hội cần thiết cần điều chỉnh.
Thời điểm ra đời
Ra đời từ thế kỉ XIII.
Ra đời vào đầu thế kỉ XX. Sự ra đời của hệ thống pháp luật này gắn liền với Cách mạng tháng Mười của Nga (1917) và sự ra đời, phát triển của nhà nước XHCN.
Nguồn luật
Ngoài pháp luật thành Chỉ có pháp luật thành văn thì còn có án lệ và văn. tập quán pháp luật, học thuyết và các nguyên tắc chung của pháp luật.
Cấu trúc
Pháp luật có sự phân Không phân định luật định thành luật công và công luật tư. luật tư rõ ràng. Công pháp bao gồm các ngành luật điều chỉnh mối
quan hệ xã hội giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa cơ quan nhà nước với tư nhân. Gồm các ngành luật như luật hiến pháp, hành chính, hình sự, ngân hàng, tài chính công. Tư pháp bao gồm các ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa tư nhân với tư nhân như luật dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động.
Nhận định đúng, sai và giải thích tại sao
1. Nguồn gốc pháp luật là tiêu chí quan trọng nhất để phân nhóm các hệ thống pháp luật. (Vie) Nhận định sai. Bởi vì có rất nhiều tiêu chí để phân nhóm và tùy vào mục đích nghiên cứu của mình các học giả sẽ lựa chọn tiêu chí phù hợp. Ví dụ như Réne David đã kết hợp hai tiêu chí để phân nhóm hệ thống pháp luật, đó là kỹ thuật pháp lý và hệ tư tưởng để phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành bốn hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil law), hệ thống pháp luật Anh-Mỹ (Common law), hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa, hệ thống luật dựa trên tôn giáo và các chính sách truyền thống khác (Luật hồi giáo, Luật Hindu, Luật của một số nước vùng Đông Á và pháp luật một số nước châu Phi)
2. Dòng họ pháp luật, họ tộc pháp luật, gia đình pháp luật, truyền thống pháp luật và hệ thống pháp luật là những khái niệm có nội hàm tương đồng nhau. (Vie) Nhận định đúng. Dòng họ pháp luật, họ tộc pháp luật, gia đình pháp luật, truyền thống pháp luật và hệ thống pháp luật là những khái niệm có nội hàm tương đồng nhau, dùng để chỉ những hệ thống pháp luật có những điểm tương đồng về nguồn gốc lịch sử và hình thái kinh tế xã hội cấu thành nên các đặc trưng riêng. Những cách gọi khác nhau xuất phát từ việc các hệ thống pháp luật có cách tiếp cận nguồn gốc pháp luật khác nhau và một nguyên nhân nữa là từ việc dịch nghĩa 2 cụm từ “traditional of law” và “family of law”. 3. Việc xây dựng bản đồ các hệ thống pháp luật trên thế giới chỉ nhằm mục đích giảng dạy luật học. (QVy) Nhận định sai. Bên cạnh mục đích giảng dạy, xây dựng bản đồ các hệ thống pháp luật trên thế giới còn nhằm mục đích nghiên cứu khoa học. Khi nắm bắt được thông tin về 1 truyền thống pháp luật hay dòng họ pháp luật, người nghiên cứu có thể biết được các đặc điểm này cũng xuất hiện ở các nước thuộc họ pháp luật đó, nhờ vậy mà có thể tiết kiệm thời gian, công sức nghiên cứu 4. Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa và hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đều có chung nguồn gốc hình thành từ Luật La Mã cổ nên tương đồng nhau. (QVy) Nhận định sai. Mặc dù hệ thống pháp luật XHCN chịu nhiều ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Châu âu lục địa nhất là các chế định pháp luật dân sự có nguồn gốc từ Dân luật La Mã (Corpus Juris Civilis) tuy nhiên hệ thống pháp luật XHCN không có sự phân chia thành luật công và luật tư. Theo Michael Bogdan thì điều này được giải thích bởi hệ thống pháp luật XHCN có 2 đặc tính cơ bản: (i) nó dựa trên nền tảng học thuyết Mác LêNin về pháp luật; và (ii) nó gắn chặt với nền kinh tế kế hoạch. Ở các nước XHCN chỉ có thể có luật công mà không có luật tư là bởi vì học thuyết Mác-Lê Nin cho rằng quyền lực nhà nước là thống nhất. Hơn nữa tại các quốc gia XHCN người ta chỉ công nhận hình thức duy nhất là “công hữu về tư liệu sản xuất”, theo đó mọi hình thức sở hữu tư nhân đều bị triệt tiêu, và do vậy luật tư không có đất để phát triển cũng là lẽ tất yếu. 5. Hình thức pháp luật thành văn không tồn tại trong hệ thống Thông luật. (M.Uyen) Sai. Vì
Luật thành văn trong hệ thống common law ra đời khá muộn song cũng đã phát triển nhanh chóng và hiện nay đã trở thành nguồn luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của các nước thuộc dòng họ này. Từ vài thập kỷ gần đây, trong các hệ thống pháp luật này, án lệ không còn là nguồn luật duy nhất mà luật thành văn đã ngày càng trở thành nguồn luật quan trọng, thậm chí là nguồn luật quan trọng hàng đầu, đặc biệt đối với những lĩnh vực không có án lệ. 6. Hệ thống pháp luật Thông luật và hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa được đặc trưng bởi sự thủ tiêu đối với luật tư. (M.Uyen) Đúng. Vì Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả cộng đồng dân tộc nói chung; xây dựng nền KT thuộc sở hữu của toàn dân và không phân chia thành luật công luật tư. Vì sao trong hệ thống Thông luật ko thừa nhận sự phân chia luật công-tư? - Về mặt truyền thống, hệ thống này ko cho phép luật tư phát triển. Do ở Anh, CMTS ko triệt để -> các giai cấp cầm quyền vẫn thuộc về gc phong kiến -> các lãnh chúa phong kiến tìm cách để tác động và làm cho các hệ thống ở nước Anh ko thể nào thành công đối với CMTS 7. Cách mạng Tư sản (thế kỷ XVIII) là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự phân chia thành luật công và luật tư trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa. (TTRan) Nhận định sai. Cách mạng Tư sản ra đời thì là nguyên nhân trực tiếp, bên cạnh đó còn nguyên nhân cơ sở Nguyên nhân cơ sở: Luật La mã cổ chỉ chuyên nghiên cứu, điều chỉnh về luật tư nhưng trường phái luật tự nhiên ra đời (thế kỷ 17) lý giải luật công và bổ sung luật công cho HTPL Châu Âu lục địa 8. Trong tất cả các hệ thống pháp luật, luật thực định có vai trò quan trọng hơn luật tố tụng. (TTran) Nhận định sai. Dựa theo tiêu chí vai trò của luật thực định và luật tố tụng thì Ở các QG thuộc họ PL Châu Âu lục địa và PL XHCN luật thực định có vai trò quan trọng hơn so vs
luật tố tụng. Ở các nước thuộc họ Thông luật thì luật tố tụng giữ vai trò quan trọng hơn so vs luật thực định 9. Trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, tất cả các thẩm phán đều không có quyền ban hành án lệ. (QT) Nhận định sai vì vẫn có ngoại lệ trong 1 số trường hợp đặc biệt, thẩm phán ở các nước thuộc HTPL Châu Âu lục địa vẫn có thể ban hành án lệ với tư cách là nguồn của PL hoặc nguồn bổ trợ của PL vd như Tòa án Hiến pháp Cộng hòa liên bang Đức có vị trí rất đặc biệt. Các quyết định của Tòa án Hiến pháp liên bang có hiệu lực cao hơn luật liên bang, trừ Hiến pháp. Đây là một đặc trưng cơ bản khi đề cập tới vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật nước Đức hiện nay. 10. Họ pháp luật Thông luật được đặc trưng bởi hoạt động xây dựng án lệ của thẩm phán nên không sử dụng kĩ thuật pháp điển hóa. (DQ) Pháp điển hóa (codification), theo định nghĩa của Black’s Law Dictionary, là “quá trình tập hợp, sắp xếp và hệ thống hóa các quy định của hệ thống pháp luật, hoặc của một ngành luật nhất định, vào trong một bộ luật có trật tự” Sai. Kỹ thuật pháp điển hóa vẫn được sử dụng trong các nước thuộc họ pháp luật Thông luật. Ví dụ như Hoa Kỳ đã bắt đầu sử dụng kỹ thuật pháp điển hóa từ năm 19361937 để pháp điển hóa toàn bộ những quy phạm của chính quyền liên bang vào 50 đề mục của Bộ pháp điển các quy định liên bang. Sau khi pháp điển toàn bộ văn bản cũ bị hủy bỏ và việc ban hành văn bản được tiến hành dưới dạng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, thay thế các quy định của Bộ pháp điển các quy định liên bang. Đến nay sau hơn 80 năm pháp điển Hóa Quốc hội Hoa Kỳ mới phê duyệt được 24 trong tổng số hơn 50 đề mục đã được pháp điển hóa.
Câu hỏi trắc nghiệm 1. Luật La Mã cổ được phát hiện trở lại tại Thư viện Bologna (năm 1096) thông qua Bộ luật: (QT) a)
Justinian I
b)
Copur Juris Civilis
c)
Cả đáp án a) và b) đều sai
d)
Cả đáp án a) và b) đều đúng
2.
Thông luật Anh có nguồn gốc hình thành từ (QT)
a)
Tập quán pháp
b)
Luật La Mã
c)
Luật thành văn
d)
Học thuyết pháp lý
3.
Hệ thống pháp luật theo nghĩa rộng có các tên gọi khác bao gồm (QT)
a)
Dòng họ pháp luật; Họ tộc pháp luật; Gia đình pháp luật
b)
Truyền thống pháp luật
c)
Đáp án a) và b) đều sai
d)
Đáp án a) và b) đều đúng
4. Hệ thống pháp luật theo nghĩa rộng chỉ về các hệ thống pháp luật theo nghĩa hẹp có những điểm chung, tương đồng về: (DQ) a)
Nguồn gốc hình thành của pháp luật
b)
Hình thái kinh tế - xã hội
c)
Kỹ thuật pháp lý
d)
Tất cả các đáp án trên đều đúng
5. Văn bản pháp luật là hình thức pháp luật chủ yếu của hệ thống pháp luật nào? (DQ) a)
Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa
b)
Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa
c)
Hệ thống pháp luật Thông luật
d)
Đáp án a) và b) đều đúng
6. Sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư là đặc trưng của hệ thống pháp luật: (DQ)
a)
Xã hội chủ nghĩa
b)
Thông luật
c)
Châu Âu lục địa
d)
Hồi giáo
7. Trong hệ thống Thông luật, luật tố tụng có vai trò quan trọng hơn luật thực định xuất phát từ nguyên nhân: (QN) a)
Do không có sự tiếp thu đối với Luật La Mã
b)
Do sử dụng án lệ làm nguồn luật chủ yếu
c)
Do cơ quan lập pháp không phát huy được vai trò của mình
d)
Do tính lạc hậu của hệ thống luật thực định
8. Thẩm phán có quyền ban hành án lệ là nguồn luật áp dụng cho các trường hợp tương tự về sau là đặc trưng của hệ thống pháp luật: (QN) a)
Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa
b)
Hệ thống pháp luật tôn giáo
c)
Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa
d)
Hệ thống pháp luật Thông luật
9. Trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, mức độ pháp điển hóa của hệ thống pháp luật rất cao là do: (HN) a)
Bắt nguồn từ Luật La Mã
b)
Tòa án tư pháp không có khả năng ban hành án lệ
c)
Luật thành văn có nhiều ưu điểm hơn tiền lệ pháp
d)
Do ảnh hưởng của Cách mạng Tư sản Pháp (1789)
10. Hệ thống pháp luật Hồi giáo, các nguồn nào sau đây có vai trò quan trọng nhất? (HN) a)
Ijima và Qiyaas
b)
Quran và Sunnah
c)
Ijima và Sunnah
d)
Sunnah và Qiyaas