33 2 317KB
ĐỀ BÀI TẬP MÔN LUẬT LAO ĐỘNG KỲ 2 NĂM HỌC 2021 – 2021 Lưu ý: Sinh viên sử dụng Bộ luật Lao động năm 2019 BÀI TẬP NHÓM THÁNG Bài 1: Anh H làm việc tại công ty xây dựng Y có trụ sở chính tại Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội từ năm 2008. Tháng 8/2020, do nhu cầu công việc, giám đốc công ty Y ra quyết định chuyển anh H sang làm việc cho chi nhánh công ty đặt tại thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) trong thời hạn 1 năm, bắt đầu từ ngày 15/8/2020. Anh H đồng ý bằng văn bản. Ngày 20/6/2021, anh H bị tai nạn lao động phải vào bệnh viện điều trị 2 tháng. Sau khi ra viện, anh H được giám định mức suy giảm khả năng lao động, kết quả suy giảm 45%. Anh H yêu cầu được quay trở về làm việc tại trụ sở chính tại Hà Nội song công ty Y không đồng ý vì cho rằng công việc tại Hà Nội đã có người khác đảm nhiệm, yêu cầu anh tiếp tục làm việc tại thành phố Vinh. Anh H không đồng ý với quyết định này và nghỉ việc 1 tuần không có lý do. Ngày 9/9/2021, giám đốc công ty triệu tập Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (mà anh H là thành viên) tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật anh H (H tham dự phiên họp nhưng bỏ về giữa chừng) và ra quyết định sa thải H vì lý do nghỉ việc 5 ngày không có lý do chính đáng. Anh H không đồng ý với quyết định sa thải nên đã làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Hỏi: 1. Việc anh H sang làm việc cho chi nhánh công ty tại thành phố Vinh trong thời hạn 1 năm có phải điều chuyển công việc khác không, tại sao? 2. Giải quyết quyền lợi cho anh H khi bị tai nạn lao động? 3. Quyết định sa thải anh H của công ty Y đúng hay sai, tại sao? Giải quyết quyền lợi cho anh H khi bị công ty sa thải? 4. Tổ chức, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp? Bài 2: Tháng 3/2017, anh Nguyễn Văn Bình vào làm làm việc cho doanh nghiệp Nam Hà đóng trên địa bàn Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Hàng năm doanh nghiệp Nam Hà và anh Bình đều ký HĐLĐ có thời hạn 01 năm, từ năm 2017 đến năm 2021. Ngày 01/03/2021, anh Bình ký HĐLĐ thời hạn 01 năm với doanh nghiệp với mức lương theo HĐLĐ là 9 triệu đồng/tháng và 300.000 đồng phụ cấp. Tuy nhiên, theo anh Bình, mức lương thực tế anh được nhận là 11 triệu đồng và 500.000 đồng phụ cấp. Ngày 11/06/2021, khi vẫn đang trong thời gian làm việc thì anh Bình và một số người lao động cùng bộ phận nhận được thông báo của doanh nghiệp Nam Hà về việc cho anh Bình nghỉ làm từ ngày 11/7/2021 với lý do “tình hình sản xuất, kinh doanh năm 2020 có nhiều thay đổi”. Ngày 11/7/2021, công ty ra quyết định chấm dứt hợp đồng với nhóm 1
lao động đã nhận được thông báo. Sau khi nhận được quyết định, anh Bình cho rằng doanh nghiệp đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ với anh và không muốn quay trở lại làm việc. Để bảo vệ quyền lợi của mình, anh Bình đã nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân Quận Cầu Giấy, yêu cầu doanh nghiệp phải trả tiền trợ cấp thôi việc, tiền lương những ngày không được đi làm và bồi thường 02 tháng tiền lương do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và tiền lương dùng làm căn cứ trả quyền lợi là mức lương thực tế được nhận. Hãy: 1. Nhận xét về các HĐLĐ có thời hạn 01 năm được ký kết giữa doanh nghiệp Nam Hà và anh Bình từ năm 2017 đến năm 2021? 2. Việc doanh nghiệp Nam Hà chấm dứt HĐLĐ với anh Bình với những lý do đưa ra là đúng hay sai, tại sao? 3. Hãy giải quyết quyền lợi cho anh Bình theo quy định của pháp luật lao động hiện hành? 4. Tư vấn cho công ty Nam Hà căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp với anh Bình và những người lao động khác? Bài 3: Ngày 14/9/2007, công ty E (có trụ sở tại quận Nam Từ Liêm – Hà Nội) Việt Nam và ông Trần Văn H ký HĐLĐ không xác định thời hạn số 23327525 với công việc của ông H là Kỹ sư hỗ trợ. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mức lương chính trước thuế là 30 triệu đồng/tháng, tổng số giờ làm việc là 40 giờ/tuần. Ngày 28/6/2021 Công ty E Việt Nam đã có quyết định sát nhập các bộ phận trong ban tư vấn mà cụ thể là sáp nhập nhóm kỹ sư của hai mảng công việc hỗ trợ kỹ thuật và triển khai dự án thành một nhóm duy nhất thực hiện mọi yêu cầu cần thiết. Việc tái cơ cấu tổ chức này dẫn đến có 07 vị trí không còn tồn tại nữa trong đó có vị trí của ông H. Lãnh đạo công ty E và ban chấp hành Công đoàn cơ sở đã có cuộc họp trao đổi về việc tái cơ cấu nhân sự, số nhân sự bị cắt giảm và đã thông báo cho H cùng 7 lao động khác. Công ty cũng đã gửi Thư Thông báo lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội thông báo về việc thay đổi cơ cấu tổ chức và kế hoạch cắt giảm, phương án sử dụng lao động. Ngày 26/08/2021, công ty E Việt Nam ban hành Quyết định nghỉ việc với ông Trần Văn H và quyết định có hiệu lực vào ngày 02/09/2021. Tuy nhiên, ông H cho rằng việc công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ với ông là không có căn cứ vì ban tư vấn nơi ông H làm việc trước đây vẫn còn tồn tại. Ông đã làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp. Hỏi: 1. Ông H có thể gửi đơn đến cơ quan, tổ chức nào để yêu cầu giải quyết tranh chấp? 2. Việc chấm dứt HĐLĐ của công ty E đối với ông H là đúng hay sai? Tại sao? 3. Công ty E phải thanh toán những quyền lợi gì cho ông H? 4. Giả sử năm 2019, ông H được công ty E cho đi học ở Nhật Bản 1 năm với cam kết sau khi học xong sẽ làm việc cho công ty ít nhất 3 năm, chi phí là 5000 USD.
2
Trong trường hợp đó, ông H có phải hoàn trả lại phí đào tạo cho công ty không? Tại sao? Bài 4: Ngày 16/1/2019, Ông Đỗ Văn Ngọc và công ty TNHH Levan (có trụ sở tại quận Cầu Giấy, hà Nội) có ký kết HĐLĐ xác định thời hạn 24 tháng (16/1/2019 -15/1/2021) với mức lương 6 triệu/tháng. Công việc của ông Ngọc là lái xe đưa đón chuyên gia và nhân viên. Ngày 14/1/2021, ông Ngọc và công ty Levan ký phụ lục HĐLĐ kéo dài thời hạn làm việc của ông Ngọc thêm 12 tháng. Ngày 3/3/2021, bảo vệ công ty phát hiện ông Ngọc và 3 người khác là nhân viên đội xe (Ông Bình, ông Hải và ông Khang) có hành vi: “đánh bài, mỗi ván thắng - thua phải trả 20 ngàn đồng”. Trước sự việc này, công ty tiến hành tổ chức phiên họp xử lý kỷ luật với sự tham gia của: Phó giám đốc phụ trách nhân sự; chủ tịch công đoàn trong công ty, bảo vệ, người làm chứng và 4 người bị lập biên bản. Tại cuộc họp, ông Bình, ông Hải và ông Khang thừa nhận hành vi vi phạm, mong công ty tạo điều kiện tiếp tục làm việc. Ông Ngọc cho rằng: “Mình không biết chơi, chỉ ngồi cho đủ chỗ” và “chơi cho vui lấy tiền cuối tuần đi uống bia”. Do vậy, ông không thừa nhận sai phạm. Phó giám đốc phụ trách nhân sự ra Quyết định sa thải ông Ngọc và tiến hành nhắc nhở với 3 người lao động còn lại. Ông Ngọc không đồng ý với cách giải quyết của công ty vì cho rằng: “Cùng 1 hành vi không thể có 2 cách xử lý”. Hỏi: 1. Nhận xét về việc giao kết HĐLĐ của công ty Levan và ông Ngọc? 2. Việc xử lý kỷ luật của công ty đối với ông Ngọc đúng/sai? Tại sao? 3. Giải quyết quyền lợi cho ông Ngọc? 4. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp? Bài 5: NLĐ A được thuê làm việc tại vị trí giám đốc điều hành của Công ty X theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ 01/6/2015. A thường xuyên nắm giữ thông tin được coi là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp và có trách nhiệm bảo vệ các bí mật này (danh sách các nhà cung cấp và khách hàng, các chiến lược tiếp thị, quảng cáo và kinh doanh, kết quả nghiên cứu thị trường, phương pháp bán hàng…). Khi trao đổi với đồng nghiệp B cũng là NLĐ làm việc tại Công ty X, A đã tiết lộ thông tin một số khách hàng “tiềm năng, chiến lược” của doanh nghiệp cùng với chiến lược kinh doanh của Công ty X trong năm 2021. Thông tin này được B báo cho Công ty Y là đối thủ cạnh tranh của Công ty X. Công ty X tiến hành xử lý kỷ luật sa thải đối với A, tuy nhiên A không đồng ý vì cho rằng A chỉ tiết lộ cho người lao động cùng doanh nghiệp chứ không tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh, mặt khác cũng chưa gây thiệt hại gì cho công ty. Hỏi: 1. Công ty X có căn cứ để xử lý kỷ luật lao động sa thải đối với A được không? 2. Giả sử trong quá trình tổ chức phiên họp xử lý kỷ luật, A có hành vi phản ứng bỏ về khi phiên họp đang diễn ra. Công ty X có thể tiếp tục phiên họp xử lý kỷ luật được không? Tại sao? 3
3. Người lao động có thể gửi đơn đến đâu để yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động? 4. Hãy giải quyết chế độ quyền, lợi ích cho A theo quy định của pháp luật trong trường hợp này. Bài 6: Ngày 11/1/2017, ông Kha và công ty Taicera1, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (địa chỉ: số 5 Tú Xương, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) ký hợp đồng lao động thời hạn 6 tháng. Sau đó, các bên ký liên tiếp 4 hợp đồng lao động, thời hạn là 01 năm. Công việc của ông Kha là nhân viên bảo vệ, mức lương chính là 3.000.000 đồng/ tháng (tăng lũy tiến mỗi năm thêm 20%); phụ cấp tiền cơm mỗi ngày đi làm là 20.000 đồng; hỗ trợ điện thoại là 200.000 đồng/tháng. Ngày 13/5/2021, trong giữa ca trực, người quản lý của Chi nhánh Công ty theo lệnh của Giám đốc chi nhánh yêu cầu ông Kha bàn giao ca trực đồng thời trao cho ông Kha quyết định điều động số 40D6.003, sang làm việc tại kho của Chi nhánh tại TP.HCM với công việc là bốc xếp kho, thời gian là 20 ngày (kể từ ngày 17/5). Lý do là kho hàng bị ngập lụt cần di dời khẩn cấp (đã được quy định trong Nội quy lao động của công ty). Ông Kha không đồng ý với quyết định điều động trên và đã viết đơn đến các cơ quan chức năng. Ngày 28/5/2021, công ty Taicera Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định sa thải số 01/CV-06 ngày 28/5/2021 sa thải ông Kha với lý do “Không thực hiện điều động, tự ý bỏ việc kể từ ngày 17/5/2021 đến ngày 27/5/2021”. Ngày 13/9/2021, ông Kha làm đơn gửi TAND có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp. Hỏi 1. Quan điểm của anh/chị về việc giao kết các hợp đồng lao động nêu trên? 2. Nhận xét về việc điều chuyển của công ty đối với ông Kha trong tình huống trên? 3. Nhận xét về lý do mà công ty Taicera Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra để sa thải ông Kha? 4. Toà án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong tình huống trên? BÀI TẬP HỌC KỲ Bài 1: Câu 1 (4 điểm): Bình luận điểm mới của Bộ luật lao động năm 2019 về giao kết hợp đồng lao động? Câu 2 (6 điểm): T là kỹ sư xây dựng, làm việc tại công ty M (100% vốn nước ngoài) đóng trên địa quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Trước khi ký hợp đồng lao động, hai bên thỏa thuận thử việc trong thời gian là 4 tháng, từ ngày 1/6/2020 đến 30/9/2020 mức lương là 90% tiền lương của công việc làm thử. Hết thời gian thử việc, hai bên ký HĐLĐ thời hạn 1 năm. Ngày 20/3/2021 trong quá trình làm việc anh T bị tai nạn phải vào viện điều trị 2 tuần. Sau khi ra viện, anh T được xác định suy giảm 35% khả năng lao động. Ngày 8/4/2021 công ty M ra quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với anh T vì lý do anh không đủ sức khỏe và công việc đã có người khác thực hiện. Tuy nhiên, nhận thức được việc chấm 1
Trụ sở tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
4
dứt HĐLĐ của công ty là trái pháp luật nên ngày 15/4/2021 công ty gửi thông báo về việc hủy quyết định chấm dứt HĐLĐ và đề nghị anh T quay trở lại làm việc nhưng anh T không đồng ý. Ngày 5/10/2021, anh T đã khởi kiện vụ việc ra tòa án yêu cầu công ty phải bồi thường toàn bộ tiền lương cho anh trong thời gian không được làm việc làm việc (toàn bộ thời gian còn lại của HĐLĐ). Hỏi: 1. 2. 3. 4.
Nhận xét về hợp đồng thử việc giữa công ty M và anh T|. Giải quyết quyền lợi cho anh T khi bị tai nạn lao động? Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu của anh T? Yêu cầu của anh T có được chấp nhận không? Tại sao?
Bài 2: Câu 1 (4 điểm): Bình luận điểm mới của Bộ luật lao động năm 2019 về chấm dứt hợp đồng lao động? Câu 2 (6 điểm): Anh B làm việc cho công ty X thuộc khu công nghiệp Nam Thăng Long, Hà Nội từ ngày 02/5/2018 với hợp đồng lao động thời hạn 2 năm. Theo hợp đồng lao động, công việc của anh B làm là công nhân kiểm tra kỹ thuật với mức tiền lương là 7.000.000 đồng/tháng. Hết hạn hợp đồng lao động, mặc dù hai bên không ký tiếp hợp đồng lao động mới nhưng anh B vẫn tiếp tục làm công việc cũ. Đến tháng 2/2021, do Công ty X làm ăn thua lỗ nên đã giải thể phân xưởng nơi anh B làm việc và dự định cho 15 lao động nghỉ việc, trong đó có anh B. Công ty đã động viên anh B cùng các lao động khác tự viết đơn xin nghỉ việc và hứa sẽ trợ cấp thêm một khoản tiền. Hỏi: 1. Loại HĐLĐ được ký giữa anh B và công ty X trước khi chấm dứt là loại HĐLĐ nào? Tại sao? 2. Nếu anh B và các lao động khác không viết đơn xin nghỉ việc thì Công ty có thể chấm dứt HĐLĐ đối với anh B và những lao động đó nghỉ việc được không? Công ty phải tiến hành thủ tục như thế nào? 3. Nếu bị công ty chấm dứt HĐLĐ, anh B có thể gửi đơn đến đâu để yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động? 4. Nếu anh B viết đơn xin nghỉ việc thì đó là đơn phương chấm dứt HĐLĐ hay thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ? Bài 3: Câu 1 (4 điểm): Bình luận điểm mới của Bộ luật lao động năm 2019 về thương lượng tập thể? Câu 2 (6 điểm): Ngày 01/4/2017, tại công ty Corman Pacific Việt Nam (100% vốn nước ngoài, trụ sở tại quận 1, Tp. HCM), giám đốc công ty và ông Trần Văn Cường ký Hợp đồng 5
lao động không xác định thời hạn; Chức danh: Trưởng đại diện Văn phòng Đà Nẵng; mức lương 5.000 USD bao gồm lương cơ bản, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Ông Cường có trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh của Văn phòng đại diện Corman Pacific khu vực miền Trung Tây Nguyên. Năm 2021, do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, công ty Corman Pacific Việt Nam quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện tại Đà Nẵng. Vì vậy, công ty có nhu cầu chấm dứt hợp đồng lao động với ông Cường và 10 nhân viên khác của văn phòng đại diện. Ông Cường không hợp tác trong việc tiến hành các thủ tục để chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện và có đơn gửi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp. Hỏi: 1. Nhận xét về mức lương của ông Cường trong HĐLĐ? 2. Công ty Corman Pacific Việt Nam có căn cứ để chấm dứt HĐLĐ với ông Cường và các nhân viên khác không? 3. Tư vấn thủ tục cho công ty Corman Pacific Việt Nam để chấm dứt HĐLĐ với công Cường? 4. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp? Bài 4: Câu 1 (4 điểm): Bình luận điểm mới của Bộ luật lao động năm 2019 về đình công? Câu 2 (6 điểm): Chị A làm việc cho Công ty X theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ 01/6/2015. Ngày 20/5/2021, Giám đốc công ty X tiến hành các thủ tục theo quy định để xử lý kỷ luật sa thải đối với A vì lý do A tự ý nghỉ việc từ ngày 29/3 – 8/4/2021. Trong quá trình xử lý kỷ luật, A tỏ thái độ phản đối hình thức kỉ luật sa thải của Công ty vì cho rằng A nghỉ việc chăm sóc bà ngoại ốm là lý do chính đáng. Hỏi: 1. A có thể gửi đơn đến cơ quan, tổ chức nào để yêu cầu giải quyết tranh chấp? 2. Việc công ty xử lý kỷ luật sa thải đối với A có hợp pháp không? 3. Giải quyết chế độ quyền, lợi ích cho A theo quy định của pháp luật? 4. Ngoài xử lý kỷ luật sa thải, công ty có cách nào để chấm dứt quan hệ lao động với A không? Bài 5: Câu 1 (4 điểm): Bình luận điểm mới của Bộ luật lao động năm 2019 về tranh chấp lao động? Câu 2 (6 điểm): Anh T vào làm việc tại Công ty X theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ năm 2013. Ngày 16/11/2021, anh T xin phép nghỉ 6 ngày (một tuần làm việc) để về quê chăm sóc mẹ đang bị ốm, nhưng giám đốc công ty X không đồng ý vì lý do doanh nghiệp đang gấp rút hoàn thành hợp đồng để giao nộp sản phẩm cho đối tác. Tuy nhiên, do mẹ ốm nặng nên anh T đã tự ý nghỉ việc 6 ngày. Ngày 20/12/2021, công ty X đã họp xử lý kỷ luật vắng mặt anh T và ra quyết định sa thải anh. 6
Hỏi: 1. Công ty X ra quyết định sa thải anh T có đúng quy định của pháp luật không? Tại sao? 2. Nếu không đồng ý với quyết định sa thải của công ty, anh T có thể gửi đơn đến cơ quan, tổ chức nào để bảo vệ quyền và lợi ích của mình? 3. Giả sử việc sa thải anh T của công ty B là trái pháp luật thì anh T được hưởng những quyền lợi gì? 4. Giả sử tháng 6/2020, công ty X cử anh đi học nghề 6 tháng ở Nhật Bản, với cam kết làm việc ít nhất cho doanh nghiệp 3 năm sau khi học xong. Khi bị công ty sa thải, anh T có phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty X không, tại sao? Bài 6: Câu 1 (4 điểm): Bình luận điểm mới của Bộ luật lao động năm 2019 về kỷ luật lao động? Câu 2 (6 điểm): Ngày 1/3/2019, A và công ty X có địa chỉ tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội ký hợp đồng thử việc với các điều khoản: thời gian 90 ngày, lương thử việc bằng lương cơ sở, công việc là nhân viên kiểm tra sản phẩm. Hết hạn thử việc các bên không ký HĐLĐ nhưng A vẫn tiếp tục làm việc tại công ty X. Ngày 15/8/2021, do sơ xuất trong quá trình vận hành máy nên A đã làm nổ thiết bị khiến công nhân H đứng gần đó bị thương phải vào bệnh viện điều trị 1 tháng, sau khi ra viện giám định bị suy giảm 55% khả năng lao động. Công ty đã phải bỏ ra 50 triệu để sửa chữa máy móc bị hỏng. Sau sự việc đó, giám đốc doanh nghiệp dự kiến xử lý kỷ luật sa thải A và yêu cầu A bồi thường thiệt hại. Hỏi: 1. Nhận xét hợp đồng thử việc của A và công ty X? 2. Công ty có căn cứ để sa thải A hay không? Tư vấn cho công ty các thủ tục để việc xử lý kỷ luật đối với A hợp pháp? 3. Giả sử công ty X không giải quyết quyền lợi cho anh H vì cho rằng anh A là người gây ra tai nạn cho anh H nên anh A có trách nhiệm phải bồi thường. Ý kiến của anh (chị) về vấn đề này? Giải quyết quyền lợi cho anh H theo quy định của pháp luật?
7